Xu hướng giảm (Downtrend) là trạng thái phổ biến của thị trường khiến nhiều nhà giao dịch gặp khó khăn nếu không kịp thời nhận diện và điều chỉnh chiến lược hợp lý. Tuy nhiên, thay vì e ngại, đây lại chính là cơ hội để nhà đầu tư thông minh tối ưu lợi nhuận nếu biết cách hành động đúng. Trong bài viết dưới đây, Reviewsanfx.com sẽ làm rõ khái niệm xu hướng giảm là gì. Đồng thời bật mí 3 cách vào lệnh giao dịch thông minh khi thị trường downtrend, giúp bạn tự tin “chèo lái” con thuyền đầu tư vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và hiệu quả.
Xu hướng giảm là gì?
Trong lĩnh vực Forex, xu hướng giảm (tiếng Anh: downtrend) được định nghĩa là một xu hướng thị trường mà trong đó giá của các cặp tiền tệ liên tục giảm theo thời gian. Hay nói cách khác, xu hướng giảm thể hiện giá tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn liên tiếp.

Tham khảo thêm:
- 4 cách nhận diện xu hướng tăng giá (Uptrend) “chuẩn đét” trong Forex
- Bí quyết để trader kiếm lời từ thị trường sideway
Đặc điểm của xu hướng giảm
Khi thị trường downtrend sẽ bao gồm các đặc điểm như sau:
- Vốn hóa thị trường giảm mạnh bởi vì các nhà giao dịch lúc này thường có xu hướng rút vốn ra thị trường.
- Dòng tiền đổ vào thị trường hạn chế: Thường các trader có xu hướng DCA, nghĩa là trung bình vốn hay mua thêm tài sản mới với mục đích muốn sở hữu vị thế lý tưởng lỡ như giá biến động bất ngờ. Tuy nhiên, khi xu hướng giảm diễn ra, giá sẽ giảm mạnh kèm theo đó là thanh khoản teo tóp.
- Xu hướng sợ hãi của thị trường: Một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến giá trị chính là xu hướng đám đông. Lúc này, ai ai cũng hòa vào dòng chảy bán tháo, bán bất chấp, còn là bán. Hậu quả là gây nên call margin chéo, thị trường giảm mạnh mẽ.
- Giá vẫn giảm mặc cho tin tức như thế nào: Khi thị trường downtrend, bất kể là có nhiều tin tốt như công ty lãi đậm, hay dự án forex có đối tác mới,…thì giá vẫn sẽ giảm.
Làm gì để nhận biết thị trường sắp “down”?
Để nhận biết thị trường có xu hướng downtrend hay không cần sử dụng các công cụ sau đây để nhận định:
Căn cứ vào đường trendline
Giai đoạn downtrend là khi giá hình thành một đường trendline dốc xuống nối các đỉnh lại với nhau. Trong đó, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.

Căn cứ vào đường trung bình động MA
Nhiều người thường định nghĩa khái niệm “downtrend” là khi thấy các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tuy nhiên, trên thực tế điều này chưa hẳn chính xác 100%. Cũng có thể đó chỉ là một đợt pullback hơi phức tạp. Còn xu hướng nó vẫn chưa hề kết thúc. Dưới đây là ví dụ:

Phần lớn giá sẽ di chuyển dưới đường trung bình động MA trong xu hướng giảm. Nếu đường MA này dốc lên tức là giá đang đi xuống và cho thấy thị trường đang trong một xu hướng downtrend.
Hãy nhớ kỹ:
- Nếu giá nằm dưới đường EMA 200 và đường EMA 200 dốc xuống dưới, thì thị trường đang trong xu hướng giảm dài hạn.
- Nếu giá nằm dưới đường EMA 20 và đường EMA 20 dốc xuống dưới, thì thị trường đang trong xu hướng giảm ngắn hạn.
Căn cứ vào chỉ báo RSI
Trong giai đoạn downtrend, thường đường chỉ báo RSI sẽ di chuyển dưới ngưỡng 50.

Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
Dựa trên lý thuyết về hỗ trợ, khi giá thủng mốc hỗ trợ thì sẽ giảm xuống sâu hơn nữa. Trước mắt là sẽ diễn ra xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Trường hợp kịp thời bắt được tín hiệu ngay khi giá vừa phá vỡ khỏi vùng hỗ trợ, trader có thể nhanh chóng hạ tỷ trọng tài sản. Bằng cách làm như vậy có thể đảm bảo bị thua lỗ ít nhất.

Khi nào thì Downtrend (xu hướng giảm) kết thúc?
Xu hướng giảm kết thúc khi các nguyên tắc của chúng bị phá vỡ. Cụ thể là đỉnh sau không còn thấp hơn đỉnh trước và đáy sau không còn thấp hơn đáy trước.
Lúc này, thị trường khả năng sẽ rơi vào 2 trường hợp: Hoặc là đi ngang (sideway) hoặc là tăng giá trở lại (Uptrend).
Nhà đầu tư nên làm gì trong Downtrend?
Thị trường bước vào xu hướng giảm giá (downtrend) thường khiến nhà đầu tư cảm thấy lo lắng và mất phương hướng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường trong chu kỳ tăng giảm của thị trường tài chính.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho trader khi giao dịch trong thời kỳ thị trường suy giảm:
- Giữ vững tâm lý
Không có thị trường nào chỉ đi theo một chiều thuận lợi mãi mãi. Những biến động lên – xuống là điều tất yếu, đồng thời cũng là nơi tiềm ẩn nhiều cơ hội bất ngờ. Những ai gặt hái được thành công thường là người có khả năng phát hiện ra cơ hội giữa muôn vàn thách thức. Tuy nhiên, tâm lý vẫn luôn là yếu tố then chốt chi phối mọi quyết định. Vì vậy, khi thị trường đi vào giai đoạn suy giảm, điều quan trọng là cần giữ được sự bình tĩnh để vạch ra những chiến lược sáng suốt.
- Không nghe theo quá nhiều hội nhóm
Sẽ có hàng loạt rất nhiều các chim lợn, diễn đàn, hội nhóm trên Facebook đăng tải tin tức tiêu cực khi thị trường downtrend làm cho nhiều nhà đầu tư hoảng loạn và bán tháo. Thời điểm này, các bạn chỉ nên truy cập vào các trang thông tin chính thống, uy tín để đọc thêm về tin tức thị trường, chứng khoán, tiền tệ. Từ đó đánh giá thông tin nào tốt hay xấu, dự án nào có tiềm năng để đầu tư thay vì nghe theo quá nhiều lời khuyên từ các hội nhóm.
- Không Margin có đòn bẩy cao vì bắt đáy
Những trader mới tham gia thị trường rất hay mắc phải sai lầm này, đặc biệt là vào những thời điểm thị trường sụp đổ. Do đó, trader nên tránh margin, future nếu không muốn một ngày nào đó bị call margin và sau đó tài khoản của bạn sẽ bị cháy sạch.
Cách giao dịch Forex với xu hướng giảm
Giao dịch Forex với đường trendline trong xu hướng giảm
Đây là chiến lược hiệu quả nhất để giao dịch trong một xu hướng giảm khi có thể vẽ đường trendline. Chỉ cần giá chạm vào đường trendline và giảm xuống. Khi đó, nếu 1 trong 3 cây nến mang tín hiệu downtrend xuất hiện thì vào lệnh bán.
- Điểm mở lệnh: Ngay sau khi giá tạo xong 1 mẫu nến tín hiệu như Evening Star (hoặc Bearish Engulfing, Bearish Pin Bar) khi chạm vào đường trendline.
- Stop loss: Thiết lập ở đỉnh gần nhất khi giá chạm vào đường trendline.
- Take profit: Thiết lập khi giá chạm vào các mức hỗ trợ xuất hiện trong quá khứ.

Vào lệnh với retest và breakout trong xu hướng giảm
Đây là chiến lược giao dịch rất an toàn. Khi giá có dấu hiệu phá vỡ vùng hỗ trợ và đi xuống tạo thành downtrend. Trader hãy kiên nhẫn đợi điểm retest của nó. Trường hợp khi retest giá tạo 1 trong 3 mẫu nến tín hiệu, bạn có thể cân nhắc mở lệnh bán như sau:
- Điểm mở lệnh: Ngay sau khi giá tạo xong 1 mẫu nến tín hiệu như Evening Star (hoặc Bearish Engulfing, Bearish Pin Bar) khi quay lại Retest kháng cự mới hình thành (là hỗ trợ cũ).
- Stop loss: Đặt tại mức kháng cự mà giá vừa Retest.
- Take profit: Mục tiêu chốt lời là khi giá chạm vào các hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ.

Giao dịch theo Trend và Signal
Chiến lược này có phần hơi mạo hiểm trong một thị trường downtrend. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là trader sẽ xác định được điểm mở lệnh rất dễ. Chỉ cần tập trung vào 2 điều đó là: xu hướng và tín hiệu.
- Điểm mở lệnh: Khi giá hình thành 1 mẫu nến tín hiệu như Evening Star (hoặc Bearish Engulfing, Bearish Pin Bar).
- Stop loss: Đặt tại mức kháng cự gần nhất trong xu hướng giảm (Minh họa hình bên dưới là đuôi cây nến Bearish Pin Bar).
- Take profit: Bạn chốt lời khi giá chạm vào các hỗ trợ đã hình thành trong quá khứ.

Phần kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin nói về xu hướng giảm là gì trên thị trường tài chính. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến một số chiến lược vào lệnh an toàn trong giai đoạn thị trường downtrend. Hy vọng sẽ giúp cho Quý nhà đầu tư cảm thấy vững tin hơn khi đối mặt với trạng thái này của thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch khôn ngoan. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên hành trình đầu tư của mình!