Thị trường tài chính Forex với rất nhiều cạm bẫy, cùng với đó là những chiêu trò lừa đảo ngày một tinh vi hơn của các nhà môi giới scam khiến không ít nhà đầu tư mất trắng. Bên cạnh những nhà môi giới uy tín thì có không ít những Forex Broker mọc lên chỉ với mục đích lừa đảo khách hàng. Bài viết hôm nay đánh giá sàn sẽ gửi đến bạn đọc danh sách một số nhà môi giới lừa đảo, sàn Forex bị bắt trên toàn thế giới.
1. Sàn ngoại hối – Forex là gì?
Sàn Forex chính là nơi trung gian để kết nối nhà đầu tư với thị trường tài chính, giúp thực hiện lệnh của người chơi với thị trường. Thông qua việc này, Forex Broker sẽ kiếm lợi nhuận từ việc nhà đầu tư trả phí giao dịch. Các Forex Broker này sẽ tính phí của người chơi thông qua việc đánh phí commission hay phí spread và swap. Tuy nhiên có một số nhà môi giới chỉ tính phí hoa hồng hoặc chỉ tính phí spread, chính vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc lựa chọn nhà môi giới phù hợp để không phải mất phí giao dịch quá cao.
Nhà môi giới Forex là thị trường phi tập trung, nghĩa là sàn hoạt động trực tuyến thông qua nền tảng và cần có internet để kết nối.
Thị trường trao đổi tiền tệ là gì
2. Những biểu hiện của các sàn Forex bị bắt hay sàn Forex lừa đảo
Một số nhà môi giới lừa đảo thường sẽ có những biểu hiện như:
- Những nhà môi giới này không cung cấp đầy đủ những thông tin về sàn lên website.
- Giấy phép hoạt động bị thu hồi hoặc không được cấp giấy phép từ bất kỳ tổ chức, cơ quan y tín nào.
- Giả mạo giấy phép và bị cơ quan tài chính cảnh báo.
- Các hình thức nạp và rút tiền hạn chế. Ngoài ra, thời gian rút tiền cũng là yếu tố cho thấy sàn có uy tín hay không. Nếu Nhà môi giới nào cho phép rút tiền nhanh chóng, chứng tỏ sàn đó uy tín, ngược lại nếu sàn cố tình giữ tiền của khách hàng và đưa ra những lý do không hợp lý, thì chắc chắn, đó là sàn Forex bị bắt hay lừa đảo.
- Nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ chính nhà đầu tư.
- Người chơi thường xuyên gặp các vấn đề khi vào lệnh giao dịch như mất kết nối, sai lệch thời gian vào lệnh, phí spread bị giãn mạnh, quét stop loss nhiều lần,.. đối với những Forex Broker minh bạch thì họ sẽ nhanh chóng khắc phục lỗi, còn các sàn scam thì việc này diễn ra là cơ hội kiếm tiền của họ.
3. Những sàn Forex bị bắt nhà đầu tư cần lưu ý
Dưới đây là danh sách những sàn Forex bị bắt cũng như sàn lừa đảo mà nhà đầu tư cần tránh. Trên trang chủ WikiFx.com trader cũng có thể tìm kiếm những nhà môi giới được cảnh báo để tránh bị mất tiền vào những nhà môi giới lừa đảo này.
- Sàn BFP Markets (bfpmarkets.com) nhà phải tư phải chờ đợi quá trình rút tiền rất mất thời gian, điều này không hề thỏa thuận trước khi giao dịch.
- Sàn Ferdinald Hill bị IFSC được cảnh báo bởi giấy phép hoạt động giả mạo.
- Sàn FXCM bị buộc rời khỏi thị trường Mỹ do liên quan đến chính sách không hợp lý đối với nhà đầu tư.
- Sàn FXGTrade đổ lỗi cho ngân hàng việc rút tiền mặt thành tiền ảo.
- Nhà môi giới Facebook Group Investment/Profits, FBO Trading Signals & Bitcoin investments có hành vi không cho nhà đầu tư rút tiền.
- Sàn Forex ECN Capital không tuân thủ các quy định của cơ quan tài chính CySEC.
- Sàn GBCFX nhà đầu tư không rút được tiền.
- Nhà môi giới Forex365Options có những chi phí phát sinh không có trong điều khoản ban đầu.
- Sàn giao dịch OT Capital bị cảnh báo từ cơ quan tài chính ASIC.
- Sàn Forex EU Capital yêu cầu nhà đầu tư phải nạp tiền quá nhiều lần để nuôi lệnh, giữ và gồng lệnh.
- Sàn giao dịch MultiplyMarket cách thức hoạt động giống như sàn Trading Technologies.
- Sàn BlueTrading bị FCA bị cảnh báo vì làm giấy phép giả mạo.
- Sàn OptionRally bị thu hồi giấy phép hoạt động.
- Sàn Realmarketslive.com bị cơ quan tài chính Mexico cảnh báo về việc hoạt động khi chưa được cấp phép.
Giá vàng online cập nhật 24/24
Phần kết
Bên cạnh những sàn Forex bị bắt khi không tuân thủ những quy định hay cố tình lừa đảo tiền của nhà đầu tư thì cũng có một số nhà môi giới hoạt động uy tín và nhận được đông đảo sự ủng hộ của cộng đồng trader. Trong số đó, người chơi có thể tham khảo và mỏ tài khoản giao dịch tại những Forex Broker sau để đảm bảo được quyền lợi của mình:
- Sàn giao dịch LiteFinance: sở hữu 2 giấy phép lớn từ cơ quan tài chính là Cysec và Marshall. Sàn đang hoàn tất thủ tục để có thêm giấy phép từ ASIC. Đặt biệt sàn có trụ sở tại Việt Nam và đội ngũ support chuyên nghiệp.
- Sàn Saxo Bank: sở hữu 4 loại giấy phép gồm: FCA, ASIC, SFC và FINMA.
- Sàn Interactive Brokers: được cấp phép của FCA, IIROC và ASIC.
- Sàn Dukascopy: có giấy phép từ FINMA, FSA, DFSA và FCMC.