Phương pháp giao dịch với mô hình nến Hammer (nến Búa) trong thực tế

Trên thị trường Forex, mô hình nến Hammer là một trong những công cụ phổ biến và hữu ích có thể giúp nhà giao dịch nắm bắt các tín hiệu quan trọng và đưa ra quyết định giao dịch chính xác. Vậy mô hình nến Hammer là gì? Cách sử dụng trong giao dịch như thế nào? Cùng Reviewsanfx.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!

Mô hình nến Hammer là gì?

Mô hình nến Hammer (còn lại là nến Búa) là một mẫu nến được tìm thấy ở đáy của một xu hướng giảm, đây là một tín hiệu dự báo một sự đảo chiều tiềm năng (tăng giá) của thị trường. Mô hình nến Hammer phổ biến nhất là nến Búa tăng (Bullish Hammer) có thân nến nhỏ và bóng nến dưới có kích thước gần gấp đôi thân nến. Phần thân nến thể hiện sự khác nhau rõ rệt giữa giá mở cửa và giá đóng cửa, trái lại phần bóng nến cho biết giá cao và thấp trong phiên.

Thông qua mô hình nến Hammer, các nhà đầu tư có thể hình dung được vị trí ngưỡng hỗ trợ. Sau khi mô hình hoàn tất, nhiều trader theo xu hướng tăng giá có thể tham gia thị trường, trong khi những người giữ vị thế Sell có thể tìm cách đóng các vị thế của họ.

Mô hình nến Hammer là gì

Ý nghĩa của mô hình nến Hammer

Một mô hình nến Hammer sẽ được hình thành sau một xu hướng giảm, phản ánh nỗ lực của thị trường trong việc tìm kiếm mức đáy.

Sự hiện diện của nến Hammer giúp cung cấp thông tin về sự đầu cơ tiềm năng của người bán để tạo đáy, kèm theo sự tăng giá để chỉ ra sự đảo chiều hướng giá. Trường hợp này xảy ra khi giá giảm xuống sau khi mở cửa nhưng sau đó phục hồi và đóng cửa gần thời điểm mở cửa.

Mô hình nến Hammer thường có độ tin cậy cao hơn khi xuất xuất hiện sau ít nhất 3 cây nến giảm liên tiếp. Nến giảm là nến có mức đóng cửa thấp hơn mức đóng cửa của cây nến đằng trước.

Về mặt hình dáng, Hammer trông tương tự như một chữ “T”, thể hiện đặc điểm của một cây nến Búa. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự xác nhận tín hiệu đảo chiều tăng khi có một cây nến theo sau mô hình đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của Hammer.   

Việc xác nhận sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu cây nến tiếp theo thể hiện lực mua áp đảo. Các nhà giao dịch thường cân nhắc mở lệnh Buy hoặc đóng vị thế Sell khi thấy tín hiệu này. Với những người thực hiện các vị thế mua mới, lệnh stop loss có thể được đặt dưới mức thấp của bóng búa.   

Nhận biết mô hình nến Hammer trên biểu đồ giá

Với vẻ ngoài trông khá đặc biệt, các nhà giao dịch sẽ không cảm thấy quá khó để nhận diện mô hình nến Hammer trên biểu đồ. Các tính năng chính của mô hình bao gồm:

  1. Giá mở cửa, giá cao và giá đóng cửa đều rất gần nhau, tạo nên một thân nến rất ngắn.
  2. Thanh nến hoặc thiếu bóng nến trên tức là giá cao của thời kỳ giao dịch và giá đóng cửa của thời kỳ đó giống hệt nhau. Hoặc là, có bóng nến trên rất nhỏ đồng nghĩa với việc giá cao gần như trùng với giá đóng cửa.
  3. Phần bóng nến phía dưới của thân nến rất dài. Điều kiện để sự hình thành nến được công nhận là mô hình nến Hammer thì bóng nến dưới phải dài ít nhất gấp đôi thân nến.
Nhận biết mô hình nến Hammer trên biểu đồ giá

Cách lý giải cơ bản của mô hình cho thấy rằng trong khoảng thời gian nến hình thành, phe bán đã nỗ lực đẩy giá xuống mức thấp hơn đáng kể song bất thành. Tuy nhiên, áp lực mua cuối cùng đã kiểm soát hành động giá trong giai đoạn này.

Trên thực tế, việc giá cao và giá đóng cửa giống y nhau hoặc rất gần nhau, đồng thời cả 2 đều cách xa với mức giá thấp cho thấy rằng trong giai đoạn kết thúc giao dịch thì đã xuất hiện một động lực mua cực mạnh.

Tại sao mô hình nến Hammer lại quan trọng?

  • Mô hình nến Hammer đóng vai trò như một chỉ báo kỹ thuật hàng đầu, phản ánh sự thay đổi trong động lượng tăng hoặc giảm của thị trường.
  • Khi giá đóng cửa cao hơn mức mở cửa và gần với mức cao nhất trong phiên, Hammer sẽ trở thành một chỉ báo kỹ thuật mạnh mẽ, đáng tin cậy hơn.
  • Mức độ quan trọng của mô hình này gia tăng theo chiều dài của bóng nến (lý tưởng là 2-3 lần kích thước thân nến) cũng như khung thời gian.
  • Ngoài ra, Hammer còn hỗ trợ xác nhận hoặc củng cố thêm các chỉ báo đảo chiều khác.
  • Một mô hình nến Hammer được cho là “thất bại” khi đạt được mức cao mới ngay sau khi hoàn thành và đáy búa “thất bại” nếu nến tiếp theo đạt được mức thấp mới.

Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Hammer

Sau đây là ví dụ cụ thể về cách giao dịch với mô hình nến Hammer trên biểu đồ EUR/USD hàng tuần.

Biểu đồ minh họa cặp EURUSD

Trader có thể áp dụng mô hình nến Hammer phân tích kỹ thuật khi quyết định tham gia thị trường. Quan sát biểu đồ bên trên, ta thấy rằng giá đã bật lên từ mức thấp mới tạo trước khi đảo chiều cao hơn ra sao. Vai trò của những vùng kết nối các mức thấp là hỗ trợ, đồng thời củng cố niềm tin vững chắc cho tín hiệu đảo chiều được tạo ra bởi cây nến Búa.

Điểm stop loss có thể đặt ở phía dưới vùng hỗ trợ và mục tiêu chốt lời có thể trùng với các mức kháng cự gần nhất – miễn là tỷ lệ R:R được duy trì.

Cách sử dụng mô hình nến Hammer trong giao dịch

Phần kết

Tóm lại, mô hình nến Hammer là một công cụ mạnh mẽ giúp nhà đầu tư nhận diện tín hiệu đảo chiều và đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, việc quản lý rủi ro chặt chẽ cũng như thiết lập các mục tiêu chốt lời hợp lý là điều không thể thiếu. Hy vọng rằng, với những kiến thức và phương pháp giao dịch được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ tự tin hơn trên con đường chinh phục thị trường tài chính. Reviewsanfx.com chúc bạn giao dịch thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *