Những bài viết trước, nhà đầu tư đã được giới thiệu về hầu hết các mô hình giá trong nhóm Harmonic, bài viết hôm nay, đánh giá sàn cũng sẽ chia sẻ với bạn đọc một mô hình Harmonic nữa đó chính là mô hình Butterfly (hay còn gọi mô hình con bướm) là gì nhé!
1. Mô hình Butterfly – mô hình con bướm là gì ?
Mô hình Butterfly hay còn gọi với tên mô hình bướm được xem là một mô hình Harmonic thường được nhìn thấy ở cuối một hành động giá mở rộng. Mô hình này có hình dạng giống chữ M hoặc W trên biểu đồ, tùy thuộc vào việc nó là mô hình Bullish hay Bearish Butterfly (rất giống với mô hình Gartley).
Có nhiều nhà đầu tư thường nhầm lẫn mô hình Butterfly với mô hình Double Top hoặc Double Bottom.
2. Quy tắc của mô hình con bướm
Mô hình con bướm được xác định khi nhà đầu tư xác nhận rằng các hành động giá của mô hình phù hợp với các tỷ lệ của công cụ Fibonacci, cụ thể:
- Đoạn XA: Không có quy tắc nào cụ thể được yêu cầu cho hành động giá này.
- Đoạn AB là điều chỉnh 78.6% của đoạn XA.
- Đoạn BC là điều chỉnh 38.22% hoặc 88.6% của đoạn AB.
- Đoạn CD: Nếu BC là điều chỉnh 38.2% của AB, thì CD sẽ là mở rộng 161.8% của BC. Mặt khác, nếu BC là điều chỉnh 88.6% của AB, thì CD sẽ là mở rộng 261.8% của BC.
- Cuối cùng đoạn AD là mở rộng 127.2% hoặc 161.8% của XA.
3. Phân loại mô hình Butterfly
3.1. Mô hình Bullish Butterfly
Mô hình Butterfly tăng bắt đầu với một đợt tăng giá XA, sau đó đợt AB giảm giá và nhịp BC tăng, cuối cùng nhịp CD giảm một lần nữa vượt quá đáy X. Mô hình này có hình dáng giống như hình chữ M.
3.2. Mô hình Bearish Butterfly
Mô hình Bearish Butterfly giống hệt với mô hình Bullish Butterfly nhưng xu hướng đảo ngược lại. Nếu mô hình con bướm tăng có dạng giống chữ M thì mô hình con bướm giảm sẽ có dạng giống chữ W.
Mô hình này bắt đầu với một đợt giảm giá tại đoạn XA, sau đó kế đến là đợt tăng giá AB, kế đến là nhịp giảm giá BC và cuối cùng là đợt CD tăng giá ngược trở lên.
4. Phương pháp giao dịch với mô hình Butterfly
4.1. Điểm vào lệnh
Cũng giống như các dạng mô hình khác, để giao dịch với mô hình Butterfly, nhà đầu tư cần xác định tính hợp lệ của mô hình trên thị trường.
Nhờ công cụ Fibonacci để xác nhận mô hình sau đó tùy vào mô hình con bướm tăng hay giảm để vào lệnh thích hợp.
- Với mô hình con bướm tăng, nhà đầu tư nên giao dịch với lệnh Buy tại điểm D.
- Ngược lại, với mô hình con bướm giảm thì người chơi nên giao dịch lệnh bán cũng tại điểm D.
4.2. Đặt điểm dừng lỗ:
Cũng tương tự với việc vào lệnh, điểm dừng lỗ của việc giao dịch với mô hình Bullish Butterfly là bên dưới điểm D và mô hình Bearish Butterfly điểm dừng lỗ là bên trên điểm D.
4.3. Điểm chốt lời
Mục tiêu đề ra của giá sau khi hoàn thành mô hình Butterfly chính là tại điểm E mở rộng 161.8% của CD. Có nghĩa là DE = 1.618 CD.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện khác nhau của thị trường cũng như lợi nhuận mục tiêu của từng mô hình mà nhà đầu tư có các cách để chốt lời khác nhau.
Để mang lại hiệu quả cao, nhà đầu tư nên sử dụng công cụ Fibonacci Extension kết hợp với một số công cụ kỹ thuật khác.
4.4. Ví dụ về mô hình Bearish Butterfly trên biểu đồ GBP/USD khung H4.
Biểu đồ trên cho nhà đầu tư thấy được mô hình Butterfly đã được hình thành bởi 4 hành động giá XA, AB, BC và CD. Bên cạnh đó, 4 hành động giá này cũng đảm bảo các quy tắc để hình thành nên mô hình con bướm:
- XA bất kỳ.
- AB điều chỉnh 78.6% XA.
- BC điều chỉnh 38.2% AB.
- CD mở rộng 161.8% BC.
Sau khi mô hình Bearish Butterfly được xác nhận trên khung H4, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch đặt lệnh Sell tại điểm D. Đặt stop loss trên đỉnh D và chốt lời tại mở rộng 161.8 CD.
Phần kết
Những thông tin trên cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn về mô hình Butterfly cũng như cách giao dịch với mô hình này như thế nào. Đây cũng được xem là mô hình được đông đảo nhà đầu tư sử dụng trong việc phân tích xu hướng giá của thị trường trước khi đưa ra các chiến lược giao dịch thích hợp.