Điểm hỗ trợ là gì? Ý nghĩa và cách xác định chính xác

Điểm hỗ trợ (Support) là thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật giao dịch Forex. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều người mới tham gia vào thị trường tỏ ra lạ lẫm trước một công cụ cực kỳ lợi hại này. Hãy cùng Reviewsanfx.com tìm hiểu chi tiết điểm hỗ trợ là gì qua bài viết này nhé!

Điểm hỗ trợ là gì?

Điểm hỗ trợ (tiếng Anh: support level) là vùng giá mà tại đó xu hướng giá giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng hoặc di chuyển chậm lại. Tâm lý của các nhà giao dịch tại thời điểm này thường có xu hướng mua các loại tài sản tài chính khi xác định giá đang ở vùng hỗ trợ.

Điểm hỗ trợ là gì?

>> Điểm kháng cự là gì? Cách sử dụng để tránh “mua đỉnh bán đáy”

Ý nghĩa của điểm hỗ trợ

Trong phân tích kỹ thuật, điểm hỗ trợ là một khái niệm quan trọng, được các nhà đầu tư và giao dịch viên sử dụng để:

  • Xác định điểm mua vào tiềm năng: Khi giá giảm về gần vùng hỗ trợ, đây có thể là cơ hội để mua vào với kỳ vọng giá sẽ bật tăng trở lại.
  • Đặt mức dừng lỗ (stop-loss): Nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, xu hướng giảm có thể tiếp tục. Do đó, việc đặt lệnh dừng lỗ dưới vùng hỗ trợ có thể giúp hạn chế rủi ro.
  • Xác định xu hướng: Các đáy giá liên tiếp cao hơn có thể cho thấy một xu hướng tăng, trong đó các đáy này đóng vai trò là các vùng hỗ trợ.

So sánh sự khác nhau giữa điểm hỗ trợ và điểm kháng cự

Rất nhiều trader mới thường bị nhầm lẫn giữa điểm hỗ trợ (support) và điểm kháng cự (resistance). Trên thực tế, chúng là hai khái niệm trái ngược nhau hoàn toàn trong phân tích kỹ thuật. Bảng so sánh sau đây sẽ giúp bạn có thể phân biệt được hai khái niệm này:

Tiêu chí Điểm Hỗ Trợ (Support) Điểm Kháng Cự (Resistance)
Vị trí trên biểu đồ Nằm dưới mức giá hiện tại Nằm trên mức giá hiện tại
Vai trò Ngăn giá tiếp tục giảm Ngăn giá tiếp tục tăng
Tâm lý thị trường Nơi bên mua bắt đầu mạnh lên Nơi bên bán bắt đầu áp đảo
Tín hiệu thường thấy Giá thường bật lên từ hỗ trợ Giá thường quay đầu giảm từ kháng cự
Chuyển đổi vai trò Nếu bị phá vỡ, hỗ trợ có thể thành kháng cự Nếu bị phá vỡ, kháng cự có thể thành hỗ trợ
Dùng để làm gì? Mua vào, chốt lệnh bán (buy zone) Bán ra, chốt lệnh mua (sell zone)

Các cách xác định điểm hỗ trợ

Căn cứ vào vùng giá đang giao dịch

Để xác định điểm hỗ trợ, trader có thể quan sát dựa trên vùng giá đang giao dịch hiện tại. Bởi vì đây là vùng có thể tiếp cận mức giá nhanh nhất, khi giá biến động tăng giảm nhiều lần, theo chu kỳ, liên tục lặp lại thì đây đích thị là vùng giá tiềm năng.

Đặc biệt, điểm hỗ trợ mà được hình thành trong khoảng thời gian càng dài, thì có nghĩa là vùng giá đó càng có ý nghĩa và độ chính xác cao. Cụ thể:

Nhìn vào một vùng giá cụ thể, tại vùng đỉnh thì vùng hỗ trợ chính là khoảng cách giữa mức giá cao nhất và giá đóng cửa/mở cửa. 

Căn cứ theo vùng giá đang giao dịch để xác định điêm hỗ trợ

Sử dụng biểu đồ

Nếu bạn không thể hình dung và đánh giá một vùng giá hỗ trợ ở biểu đồ hình nến thì có thể cân nhắc chuyển sang biểu đồ đường vì chúng thể hiện các điểm giá high/low và nối lại với nhau. Điều này sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn rất nhiều, từ đó việc xác định vùng hỗ trợ dựa trên lịch sử biến động giá cũng trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp xác định điểm hỗ trợ này được thực hiện như sau: Các bạn tiến hành nối các đỉnh/đáy của giá trong một khoảng thời gian thành 1 đường, đường này chính là đường trendline giúp phản ánh áp lực mua/bán trên thị trường khi giá đi càng gần đường này.

Khi giá của hàng hóa đang có xu hướng tăng, việc nối các đáy giá sẽ tạo thành đường trendline tăng (đường hỗ trợ). Khi giá giảm đến gần đường hỗ trợ, áp lực mua trên thị trường thường tăng lên.

Sử dụng biểu đồ để xác định điểm hỗ trợ

Sử dụng đường trung bình giá (MA)

Sử dụng đường trung bình giá MA để xác định điểm hỗ trợ ngắn hạn cũng là một phương pháp rất hiệu quả. Đường này có công dụng làm phẳng đi các tín hiệu nhiễu giá trong ngắn hạn. Theo đó, khi giá nằm trên đường trung bình giá, đường này có thể đóng vai trò là đường hỗ trợ.

Xác định điểm hỗ trợ dựa vào đường trung bình giá

Chiến lược giao dịch tại điểm hỗ trợ

Hiện nay, có 2 phương pháp giao dịch với vùng hỗ trợ khá phổ biến được các nhà đầu tư áp dụng đó là: giao dịch khi giá bật lại và giao dịch khi giá phá vỡ.

Giao dịch khi giá bật lại

Phương pháp giao dịch này dựa trên việc giá hàng hóa sẽ bật lại sau khi chạm ngưỡng đường hỗ trợ. Tức là, trader sẽ đợi giá bật lại sau khi chạm vào các vùng hỗ trợ rồi mới tiến hành thực hiện các lệnh giao dịch tiếp theo.

Ưu điểm của phương pháp giao dịch này là sẽ giúp trader tránh được các rủi ro trong trường hợp giá hàng hóa phá vỡ các vùng hỗ trợ. Giới chuyên môn đã có những đánh giá khá tích cực về cách thức giao dịch này về mức độ an toàn khi giao dịch và hoàn toàn phù hợp cho cả những trader newbie.

Giao dịch khi giá bật lại

Giao dịch khi giá phá vỡ

Các mức hỗ trợ trên thực tế sẽ không thể giữ được mãi, mà chắc chắn là chúng sẽ thường xuyên bị phá vỡ. Trong tình huống nếu giá phá vỡ giao dịch thì chúng ta có 2 hướng giao dịch như sau:

  • Cách hung hăng: Trader sẽ thực hiện lệnh BUY ngay khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ. Một cách dễ nhận biết nhất đó là giá cắt qua vùng này rất mạnh.
  • Cách dè dặt: Thay vì ngay lập tức vào lệnh khi giá phá vỡ, lúc này trader sẽ đợi cho đến khi giá “hồi sức lại” đến vùng hỗ trợ đã phá vỡ và vào lệnh khi giá bật trở lại. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đảo chiều.

>> Chiến lược Breakout là gì? Cách nhận biết điểm mua breakout

Giao dịch khi giá phá vỡ

Sai lầm phổ biến khi ứng dụng điểm hỗ trợ của trader

Dưới đây là 2 sai lầm mà các trader thường mắc phải khi ứng dụng điểm hỗ trợ trong giao dịch:

  • Thứ nhất, cố định mức giá quá cứng nhắc: Điểm hỗ trợ là các vùng giá chứ không phải một con số chính xác. Thỉnh thoảng, giá sẽ giảm xuống dưới mức hỗ trợ, hoặc thậm chí cũng có thể đảo ngược trước khi chạm mức hỗ trợ.
  • Thứ hai, không kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khi phân tích: Việc kết hợp linh hoạt các chỉ báo (MACD, RSI…) với vùng hỗ trợ sẽ làm gia tăng xác suất giao dịch thành công và giảm thiểu rủi ro do tín hiệu nhiễu.

Lời kết

Tóm lại, điểm hỗ trợ không chỉ là một mức giá đơn thuần mà còn là một vùng giá quan trọng, thể hiện lực cầu tiềm năng và tâm lý thị trường. Việc hiểu rõ ý nghĩa và nắm vững các phương pháp xác định điểm hỗ trợ một cách chính xác sẽ là một lợi thế lớn, giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch hiệu quả hơn. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về điểm hỗ trợ và cách ứng dụng nó vào thực tế đầu tư!

Câu hỏi thường gặp về điểm hỗ trợ

Điểm hỗ trợ có thay đổi theo thời gian không?

Các mức hỗ trợ (support levels) không cố định mà có thể bị phá vỡ hoặc hình thành các mức hỗ trợ mới theo thời gian tùy thuộc vào hành vi thị trường và yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, nhà giao dịch nên liên tục cập nhật phân tích để thích ứng với tình hình mới.

Làm thế nào để phân biệt điểm hỗ trợ mạnh và yếu?

Để phân biệt điểm hỗ trợ mạnh và yếu trong Forex, bạn có thể xem xét các yếu tố sau:

Tiêu chí Hỗ trợ mạnh Hỗ trợ yếu
Số lần bật lại ≥ 3 lần 1–2 lần
Khối lượng Cao Thấp
Thời gian tồn tại Lâu dài (khung lớn) Ngắn hạn (khung nhỏ)
Hợp lưu kỹ thuật Không
Phản ứng giá Nến đảo chiều mạnh Mờ nhạt, dễ bị phá vỡ

Có nên chỉ dựa vào điểm hỗ trợ để quyết định giao dịch không?

Điểm hỗ trợ là một công cụ hữu ích để xác định các vùng giá tiềm năng cho lực mua, nhưng nó không nên là yếu tố duy nhất để bạn đưa ra quyết định trong Forex (hoặc bất kỳ thị trường nào khác). Việc chỉ sử dụng duy nhất mỗi điểm hỗ trợ có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều yếu tố quan trọng khác và tăng đáng kể rủi ro giao dịch.

Tham khảo thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *