Giá dầu giảm trong đầu phiên giao dịch thứ Tư (16/8), kéo dài đà giảm từ mức giảm 1% trong phiên trước đó, do tác động kéo dài của dữ liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc, lấn át sự suy giảm kho dự trữ của Mỹ.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 21 cent xuống 84,68 USD/thùng lúc 02h49 GMT, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 20 cent xuống 80,79 USD/thùng. Cả hai điểm chuẩn đã suy yếu xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/8.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Những lo ngại rằng nền kinh tế đang chững lại của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu bù đắp cho nguồn cung khan hiếm trên thị trường dầu mỏ”.
“Tồn kho dầu thô tại trung tâm Cushing được cho là đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4. Các nhà máy lọc dầu châu Á cũng đang thu gom tất cả các lô dầu có sẵn của Mỹ”, họ nói thêm.
Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 6,2 triệu thùng trong tuần trước, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ. Đó là một mức giảm lớn hơn nhiều so với mức giảm 2,3 triệu mà các nhà phân tích thăm dò ý kiến của Reuters dự kiến.
Dữ liệu của chính phủ Mỹ về hàng tồn kho sẽ được công bố vào thứ Tư.
Dữ liệu hoạt động kinh tế của Trung Quốc cho tháng 7 được công bố vào thứ Ba vẫn là động lực chính dẫn đến thị trường giảm giá, sau khi doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và số liệu đầu tư không phù hợp với kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại sâu hơn và kéo dài hơn.
Dữ liệu hoạt động tháng 7 đã khiến một số nhà kinh tế cảnh báo rủi ro rằng Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nếu không có thêm kích thích tài chính.
Chính quyền Bắc Kinh cắt giảm lãi suất chính sách để thúc đẩy hoạt động và một số nhà phân tích đang hy vọng nhiều biện pháp kích thích sẽ sớm được thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ nhu cầu đối với các mặt hàng như dầu mỏ.
Giám đốc nghiên cứu của Rystad Energy, ông Claudio Galimberti, cho biết triển vọng trong quý 4 sẽ “chủ yếu phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc, mặc dù có vẻ như Ả Rập sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề đó thông qua việc cắt giảm của họ, nếu cần”.
Việc cắt giảm nguồn cung của Ả Rập Xê Út và Nga là động lực chính đẩy giá dầu tăng trong 7 tuần qua.