Stochastic Oscillator là gì? Cài đặt và sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator trong Forex

Bên cạnh các chỉ báo phổ biến như RSI, MACD,…thì Stochastic Oscillator cũng là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong giao dịch. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Reviewsanfx.com khám phá tất tật về khái niệm, cách cài đặt và hướng dẫn sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator này nhé!

Stochastic Oscillator là gì?

Stochastic Oscillator là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng, được phát minh vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước (1950s) bởi George Lane – một stock trader, đồng thời là một diễn giả rất nổi tiếng.

Theo George Lane, động lượng luôn thay đổi trước hành động giá. Cụ thể, giá thường sẽ dao động lên phía trên của biên độ giá trong một xu hướng tăng. Và ngược lại, trong một xu hướng giảm, giá thường tiến gần xuống biên dưới của biên độ giá.

Stochastic Oscillator là một chỉ báo dao động trong phân tích kỹ thuật, có giá trị từ 0 – 100 và cách sử dụng tương tự như với chỉ báo RSI. Ý tưởng của chỉ báo này là đo lường mức giá hiện tại của một tài sản so với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.

Stochastic Oscillator là gì?

Cấu tạo của Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic trong thị trường Forex được tạo ra bởi 2 đường gồm:

  • Đường %K (đường màu xanh): đây là đường chuyển động chính do George đặt tên do đường này khá gần với phạm vi giá mà ông đang xét.
  • Đường %D (đường màu cam): đây là đường trung bình động được được tính theo SMA(3) của đường %K. Vậy nên, đường %D có độ trễ nhất định so với đường %K.
Thành phần của chỉ báo Stochastic

Bên cạnh đó, còn có 2 đường biên được mặc định tại mức 80 (biên trên) và 20 (biên dưới) giúp xác định vùng quá mua và quá bán. 

  • Nếu giá vượt qua đường biên 80, thể hiện rằng giá đang trong tình trạng overbought (quá mua). Điều này cũng cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo ngược.
  • Và ngược lại, nếu giá vượt quá đường biên 20, điều này đồng nghĩa với việc giá đang trong tình trạng oversold (quá bán). Đây cũng là dấu hiệu cho thấy giá có thể gần chạm đáy, chuẩn bị quay đầu tăng.

Công thức tính chỉ báo Stochastic Oscillator

Khi tính chỉ báo, trader cần xác định %K, %D của đỉnh và đáy trong phiên giao dịch đang xét đến. Thông thường, số phiên giao dịch phổ biến được sử dụng là 14 phiên: 

%K = ( (C – L14)/(H14 – L14) ) x 100

Trong đó:

  • %K: (Giá kết phiên hiện tại – Đáy của 14 phiên)/(Đỉnh của 14 phiên – Đáy của 14 phiên); lấy kết quả này nhân cho 100. 
  • %D: SMA trong 3 phiên giao dịch đường màu xanh (%K).

Ý nghĩa Stochastic Oscillator trong giao dịch Forex 

Chỉ báo Stochastic có giới hạn phạm vi. Tức có nghĩa là nó luôn nằm trong khoảng từ 0 – 100. Do đó mà chỉ báo này trở thành một chỉ báo hữu ích nhằm để cung cấp tín hiệu về tình trạng quá mua – quá bán.

Trên lý thuyết, khi đường dao động vượt quá mức 80 thì đây là tín hiệu quá mua và vượt quá mức 20 thì đây là tín hiệu bán. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ căn cứ vào bấy nhiêu dữ kiện và đưa ra kết luận rằng việc đảo chiều sắp xảy ra. Trái lại trong một vài trường hợp thì xu hướng giá vẫn được duy trì mặc cho có sự xuất hiện của quá mua hoặc quá bán đi chăng nữa. Do dó, để có thể xác định chính xác sự thay đổi về mặt xu hướng, trader cần phải kết hợp chỉ báo này với một vài loại chỉ báo khác nữa như là Bollinger Bands, MACD,..chẳng hạn.

Chỉ báo động lượng chỉ ra vùng quá mua quá bán

Cài đặt chỉ báo Stochastic Oscillator trên phần mềm MT4

Để cài đặt Stochastic Oscillator trên MT4, các bạn có 2 cách để thực hiện như sau:

Cách 1: Sử dụng thanh Menu

  • Mở phần mềm giao dịch MT4, trên thanh công cụ chọn Insert
  • Tiếp theo bạn chọn Indicator, sau đó chọn Oscillators và chọn Stochastic Oscillators
Sử dụng thanh Menu

Cách 2: Sử dụng bảng Navigator

Trong bảng Navigator, bạn chọn Indicators, tiếp tục chọn Oscillators, sau đó chọn Stochastic Oscillator.

Sử dụng bảng Navigator

Tiếp theo là đến bước thiết lập các thông số của chỉ báo Stochastic Oscillator trên MT4.

  • Phần Parameters:
    • %K là đường chính nét liền trên chart.
    •  %D là đường trung bình động của %K.
    • Price field: là giá của cây nến để các bạn lựa chọn, có thể là giá đóng cửa, giá mở cửa hay giá cao nhất/thấp nhất trong phiên.
Thiết lập thông số phần Parameters
  • Phần Colors: chỉnh màu sắc của 2 đường %K và %D
    • Đường %K là đường chính (Main)
    • Đường %D là đường tín hiệu (Signal)
Thiết lập thông số phần Colors
  • Phần Levels: là các mức biên của công cụ Stochastic
    • 20: là biên dưới, hay gọi là vùng quá bán oversold
    • 80: là biên trên, hay gọi là vùng quá mua overbought
Thiết lập thông số phần Levels
  • Phần Visualization: Là phần mà các bạn có thể chọn sự hiển thị của công cụ trên khung thời gian bạn mong muốn.
Thiét lập thông số phần Visualization

Cuối cùng, nhấn “OK”, vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt và thiết lập chỉ báo Stochastic Oscillator trên MT4.

Và đây là giao diện MT4 được thể hiện khi bạn đã thêm thành công chỉ báo Stochastic Oscillator:

Giao diện sau khi cài đặt xong chỉ báo Stochastic Oscillator trên MT4

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator hiệu quả

Stochastic Oscillator kết hợp với RSI

Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều nhà giao dịch áp dụng. Mặt khác, chiến lược này cũng dựa trên lý thuyết Dow đó là giá cả cần phải có 12 sự đồng thuận nhất định. Theo đó, cả Stochastic Oscillator và RSI đều thuộc nhóm chỉ báo động lượng. Chính vì thế cho nên nếu cả 2 đều cung cấp các tín hiệu quá mua hoặc bán thì đây sẽ là cơ hội tốt để cho các nhà giao dịch có thể gia tăng xác suất thành công lên mức cao hơn. 

Stochastic Oscillator kết hợp với RSI

Ở biểu đồ chart bên trên, chỉ báo Stochastic và RSI sau khi đều cung cấp tín hiệu quá mua thì giá có động thái di chuyển xuống bên dưới. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để tăng xác suất thành công với một thiết lập SELL. Ngược lại, khi chỉ báo Stochastic và RSI đều cho tín hiệu quá bán, đây là cơ hội tốt để thành công với một thiết lập BUY.

Kết hợp Stochastic Oscillator với đường trendline

Với phương pháp này, chỉ báo động lượng đóng vai trò như một bộ lọc để xác nhận các tín hiệu mua-bán được tìm thấy dựa trên đường xu hướng. Sự kết hợp này phải tuân theo một số quy tắc như sau:

  • Xác định xu hướng trên các khung thời gian cao
  • Không giao dịch ngược xu hướng
  • Sử dụng điểm giao nhau %K và %D trong vùng quá mua/quá bán để xác định điểm vào

Điểm mua: 

  • Giá chạm đường Trendline tăng
  • Đường %K cắt đường %D từ dưới lên dưới 20%
Đường trendline trong xu hướng tăng

Điểm bán:

  • Giá chạm đường Trendline giảm
  • Đường %K cắt ngược đường %D trên 80%
Đường trendline trong xu hướng giảm

Kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều

Trong Forex, sự kết hợp giữa chỉ báo Stochastic và các mô hình nến đảo chiều được cho là “song kiếm hợp bích”. Khi đường %D xảy ra phân kỳ với đường giá, đồng thời biểu đồ xuất hiện các mô hình nến đảo chiều, đây sẽ là điểm giao dịch lý tưởng cho traders. Cụ thể:

Điểm mua: 

Trong downtrend, nếu xuất hiện phân kỳ %D (tăng) và xuất hiện các mô hình đảo chiều như nến Hammer, Bullish Engulfing, Doji,…đây là tín hiệu BUY khá chất lượng cho trader.

Điểm bán: 

Trong uptrend, khi xuất hiện phân kỳ %D (giảm) và xuất hiện các mô hình đảo chiều như Dark Cloud Cover, Bearish Engulfing, Hanging man,…trader nên SELL để tránh giai đoạn giảm mạnh phía trước.

Kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều

Stochastic Oscillator kết hợp với đường Moving Average (đường MA)

Moving Average được biết đến là đường trung bình động giúp nhà giao dịch xác định xu hướng đã kết thúc hay đảo chiều thị trường. Để kết hợp với chỉ báo Stochastic Oscillator, trader sẽ sử dụng đường EMA 200.

  • Tín hiệu mua: Khi giá nằm trên đường EMA 200 và Stochastic đang quá bán.
Tín hiệu bán
  • Tín hiệu bán: Khi giá nằm dưới đường EMA 200 và Stochastic đang quá mua.
Tín hiệu mua

Do đây là một chiến lược thuộc dạng Trend Trading nên khi gặp một thị trường sideway, sẽ có khá nhiều tín hiệu giao dịch được hình thành. Trong số đó cũng sẽ có rất nhiều tín hiệu nhiễu làm cho bạn có thể bị dừng lỗ sớm nếu không lọc dữ liệu một cách cẩn thận.

Để không mắc phải sai lầm trên, bạn hãy để ý góc của chỉ báo EMA 200, nếu góc đó gần như đi ngang, thì tốt nhất đừng giao dịch để tránh rủi ro thua lỗ.  

Lưu ý khi giao dịch với chỉ báo Stochastic Oscillator

Trong quá trình sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator để phân tích kỹ thuật giao dịch và quyết định vào lệnh, trader cần lưu ý:

  • Không phải cứ Stochastic báo hiệu quá mua hay quá bán là có thể vào lệnh ngay. Thay vào đó, trader nên kết hợp thêm các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu. Khi càng có nhiều chỉ báo đưa ra kết luận giống nhau, xác suất của dự báo càng hiệu quả.
  • Biểu đồ Stochastic Oscillator trên khung thời gian lớn thường mang lại tín hiệu đáng tin cậy hơn, với mức sai lệch thấp hơn. 
  • Để hạn chế tối đa rủi ro, hãy giao dịch theo xu hướng chính của thị trường. Đặc biệt là các nhà giao dịch mới tham gia trade nên chú ý điều này.

Lời kết

Trên đây là những thông tin nhà đầu tư cần biết về chỉ báo Stochastic Oscillator. Sử dụng chỉ báo đúng cách sẽ giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận tốt trong các phiên giao dịch của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi Reviewsanfx.com để biết thêm những kiến thức đầu tư Forex bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *