Chỉ báo ADX là gì? Các chiến lược giao dịch sử dụng ADX hiệu quả nhất

Chỉ báo ADX là một loại chỉ báo kỹ thuật quan trọng giúp các nhà giao dịch có thể xác định được độ mạnh hay yếu của xu hướng thị trường. Bài viết dưới đây của Reviewsanfx.com sẽ cung cấp tới bạn những kiến thức nền tảng cơ bản nhất và chiến lược sử dụng chỉ báo ADX hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

Chỉ báo ADX là gì?

ADX là cách viết tắt của cụm từ Average Directional Index. Giống như Stochastic Oscillator, chỉ báo này cũng là một phần của hệ thống Chuyển động Định hướng do J. Welles Wilder phát triển vào năm 1978 và là giá trị trung bình thu được từ các chỉ số Chuyển động Định lượng.

ADX là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp đo lường sức mạnh của xu hướng thị trường. Chỉ báo này thường hay dao động trong khoảng từ 0 – 100, trong đó nếu giá trị dưới mức 20 có nghĩa là xu hướng hiện tại yếu và ngược lại trên mức 50 nghĩa là xu hướng đang mạnh.  

Chỉ báo ADX là gì?

Tham khảo thêm:

Cấu tạo của chỉ báo ADX

  1. Chỉ báo Định hướng Tích cực (DI +) 
  2. Chỉ báo Định hướng Tiêu cực (DI-)
  3. Đường ADX: được tính trong 14 ngày

ADX được vẽ dưới dạng một đường đơn với các giá trị nằm trong khoảng từ 0 – 100. ADX không định hướng mà nó ghi lại sức mạnh xu hướng dẫu cho xu hướng đó tăng hay giảm.

Cấu tạo của chỉ báo ADX

Giải thích chỉ báo ADX 

Về hai đường DI

Đường ADX chỉ đo lường độ mạnh yếu của xu hướng nên 2 đường đi kèm là DI+ và DI- đóng vai trò giúp ta nhận diện xu hướng tăng hay giảm.

  • Khi DI+ nằm trên DI- thì giá đang ở xu hướng tăng. 
  • Khi DI- nằm trên DI+ thì xu hướng được coi là đi xuống.
  • DI+ cắt DI- từ dưới lên cho tín hiệu đảo chiều sang xu hướng tăng.
  • DI- cắt + DI từ dưới lên cho tín hiệu đảo chiều thành xu hướng giảm.

Về đường ADX

  • Nếu giá đang tăng và chỉ báo ADX cũng đang tăng thì đó là xu hướng tăng của thị trường. 
  • Và ngược lại, nếu giá đang giảm và chỉ báo ADX đang tăng thì đó là dấu hiệu của xu hướng giảm.

Định lượng sức mạnh xu hướng

Thông qua giá trị ADX, các nhà đầu tư sẽ có thể xác định được đâu là thời điểm xu hướng mạnh nhất và có lợi nhất để giao dịch. Các giá trị này cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc so sánh sự khác biệt giữa thị trường có xu hướng và không có xu hướng.

Thông thường, khi ADX vượt mức 25, nhiều nhà giao dịch coi đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng đủ mạnh để áp dụng các chiến lược giao dịch theo xu hướng. Ngược lại, nếu ADX dưới 25, họ thường hạn chế sử dụng những chiến lược này.

Giá trị của ADX Độ mạnh yếu của xu hướng
0 – 25 Không có xu hướng hoặc xu hướng rất yếu
25 – 50 Xu hướng mạnh
50 – 75 Xu hướng rất mạnh
75 – 100 XU hướng cực kỳ mạnh mẽ

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo ADX trên MT4

Trước khi cài đặt chỉ báo ADX, hãy đảm bảo rằng máy bạn đã có phần mềm Metatrader 4 (MT4). Trường hợp chưa có, hãy click tại đây để xem hướng dẫn chi tiết.

Khi đã có MT4, các bước để cài đặt chỉ báo ADX được tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1:  Vào phần mềm MT4, chọn Insert –> Indicators –> Custom –> ADX

Cài đặt chỉ báo ADX trên MT4

Bước 2: Xuất hiện hộp thoại vào mục Inputs để cài đặt các thông số ADX trên biểu đồ. Sau đó nhấp OK để hoàn thành.

Cài đặt các thông số ADX trên biểu đồ và nhấn “OK”

Các chiến lược giao dịch ADX hiệu quả nhất 

Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo ADX

  • Nếu giá đang tăng và chỉ báo ADX cũng đang tăng cùng giá trị trên 20, đồng thời, DI+ > DI- thì đó là tín hiệu BUY
  • Nếu giá giảm và chỉ báo ADX đang tăng cùng giá trị trên 20, đồng thời, DI- > DI+ thì đó là tín hiệu SELL.
Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo ADX

Giao dịch theo phạm vi giá (Range Trading)

Khi ADX dưới mức 20, thị trường đang sideway. Khi ADX tăng trên mức 20, thị trường có xu hướng. ADX thấp thường là một dấu hiệu cho một giai đoạn tích lũy hoặc phân phối.

Khi ADX dưới mức 20, giá đi vào điều kiện phạm vi và các mẫu giá thường sẽ không quá khó để xác định. Giá sau đó di chuyển lên và xuống giữa ngưỡng kháng cự/hỗ trợ nhằm mục đích là tìm lãi suất bán và mua tương ứng.

Giao dịch theo phạm vi giá (Range Trading)

Hình trên là biểu đồ hiển thị giá trị chỉ báo ADX dưới mức 20 và giá nằm trong một phạm vi hẹp. Đây là thời điểm thích hợp cho các giao dịch theo phạm vi.

Một số hạn chế của chỉ báo ADX

  • ADX dựa trên đường trung bình, vì vậy nó đưa ra các phản ứng khá chậm hoặc thậm chí có thể không cung cấp tín hiệu khi giá di chuyển chậm hoặc thị trường ít biến động.
  • Trader nên hạn chế khi -DI và +DI giao động cuộn vào nhau vì ở giai đoạn này sẽ có rất nhiều tín hiệu nhiễu. Đây thường là các tín hiệu sai, đặc biệt là trong trường hợp ADX < 20. Tuy ADX có thể dao động qua mốc 25 nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục dao động tại đó mà có thể quay đầu.
  • Cuối cùng, ADX là chỉ báo chỉ giúp xác định độ mạnh/yếu của thị trường chứ không cho biết hướng đi của thị trường (tăng hay giảm). Bởi vậy, nếu sử dụng riêng lẻ, chỉ báo này sẽ không đủ để xác định chính xác xu hướng, và bạn cần kết hợp với các công cụ khác để có thông tin đầy đủ.

Lời kết

Trên đây là những phân tích về chỉ báo ADX và các chiến lược giao dịch với ADX giúp mang lại hiệu quả cao. Hãy tiếp tục theo dõi Reviewsanfx.com để cập thêm thật nhiều kiến thức thú vị về đầu tư Forex bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *