Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Forex, kèm ví dụ minh họa chi tiết

Biểu đồ nến là một công cụ phân tích kỹ thuật rất được yêu thích của các nhà đầu tư Forex. Bởi vì nó thể hiện được rất nhiều những thông tin, dữ liệu hữu ích cũng như diễn biến giá trong một phiên giao dịch. Bài viết này sẽ cung cấp một hướng chi tiết về cách đọc biểu đồ nến Forex, kèm theo đó là những ví dụ minh họa cụ thể, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và áp dụng vào trong thực tế giao dịch của mình. Tham khảo ngay nhé! 

Biểu đồ nến Forex là gì?

Biểu đồ nến Forex (hay còn gọi là biểu đồ nến Nhật) chỉ đơn giản là một biểu đồ bao gồm các nến riêng lẻ và được các nhà giao dịch Forex sử dụng để hiểu hành động giá. Hành động giá trên nến đề cập đến việc xác định vị trí giá mở cửa, giá đóng cửa cũng như các mức đỉnh/đáy của giá trong một khoảng thời gian xác định.

Thông qua hành động giá (Price Action), chúng giúp cung cấp tín hiệu giao dịch cho các trader trên mọi thị trường tài chính. Chẳng hạn, các mô hình nến có thể xuất hiện trên biểu đồ, cho thấy sự đảo chiều hoặc tiếp tục của xu hướng hiện tại. Ngoài ra, các cây nến cũng có thể tạo ra những mô hình riêng biệt, giúp xác định các điểm mua hoặc bán tiềm năng trên thị trường.

Biểu đồ nến Forex là gì?

Khoảng thời gian mà một cây nến có thể hình thành hoàn chỉnh sẽ tùy thuộc vào khung thời gian mà trader chọn. Ví dụ, khung thời gian phổ biến nhất là hàng ngày (D1) nên khi đó cây nến sẽ thể hiện giá mở cửa, giá đóng cửa và mức cao/thấp trong ngày. 

Các thành phần khác nhau của nến có thể hỗ trợ trader dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Ví dụ, nếu giá đóng cửa thấp hơn đáng kể so với giá mở cửa, điều này có thể báo hiệu một sự giảm giá tiếp theo.

Giải thích nến trên biểu đồ hình nến

Bên dưới là hình ví dụ minh họa mô tả cấu tạo của một cây nến điển hình. Có 3 điểm quan trọng (mở, đóng, thân) được sử dụng để tạo ra nến giá. 

Cấu tạo của một cây nến điển hình

Hai điểm đầu tiên cần chú ý đến là giá mở cửa và đóng cửa của nến. Những điểm này xác định mức giá của tài sản tại thời điểm bắt đầu và kết thúc trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời, chúng còn tạo nên thân nến (là khoảng cách giữa giá mở cửa và đóng cửa).

Mỗi cây nến phản ánh sự biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định mà nhà giao dịch lựa chọn khi quan sát biểu đồ. Ví dụ, nếu bạn đang theo dõi biểu đồ D1, mỗi cây nến sẽ hiển thị mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của ngày đó.

  • Giá mở cửa: Giá mở cửa mô tả mức giá đầu tiên được giao dịch trong quá hình thành nến mới. Nếu giá bắt đầu có xu hướng tăng, nến sẽ chuyển sang màu xanh lá cây/xanh lam (tùy thuộc vào cài đặt trên biểu đồ). Còn nếu giá giảm thì cây nến sẽ chuyển sang màu đỏ.
  • Giá cao nhất: Phần trên cùng của bóng nến cho biết giá cao nhất được giao dịch trong khoảng thời gian đó. Trường hợp không có bóng nến phía trên, điều này có nghĩa là giá mở cửa hoặc giá đóng cửa là giá cao nhất được giao dịch.
  • Giá thấp nhất: Là giá ở dưới cùng của bóng nến dưới. Trường hợp không có bóng dưới, giá thấp nhất được giao dịch tương tự như giá đóng cửa hoặc giá mở trong một cây nến tăng.
  • Giá đóng cửa: Là giá cuối cùng được giao dịch trong khoảng thời gian nến hình thành. Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến sẽ chuyển sang màu đỏ mặc định trong phần lớn các biểu đồ. Ngược lại, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ có màu xanh lá cây/xanh lam (cũng tùy thuộc vào cài đặt biểu đồ).
  • Bóng nến: Yếu tố quan trọng tiếp theo của một thanh nến là bóng nến, chúng giúp cho thấy mức giá đỉnh và đáy trong một giai đoạn biểu đồ nến cụ thể. Để mà nhận diện bóng nến thì rất dễ bởi vì nó mỏng hơn phần thân nến. Cây nến có thể giúp các nhà giao dịch theo dõi động lực thị trường và xác định các mức đỉnh/đáy.
  • Hướng giá: Phương hướng của giá được biểu thị thông qua màu sắc của hình nến. Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khi đó giá sẽ di chuyển lên trên và nến sẽ có màu xanh (màu của nến tùy thuộc vào cài đặt biểu đồ). Ngược lại, nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa, giá sẽ di chuyển xuống dưới và nến có màu đỏ.
  • Phạm vi: Khoảng cách giữa giá cao nhất và giá thấp nhất của một cây nến đó gọi là phạm vi (range). Cách tính là lấy giá trên cùng của bóng nến trên trừ cho giá ở dưới cùng của bóng dưới (Phạm vi = giá cao nhất – giá thấp nhất).

Cách đọc biểu đồ nến Forex

Lý giải về sự hình thành cây nến đơn

Mỗi cây nến trên biểu đồ đều là một “dấu chân” mà thị trường để lại, phản ánh rõ nét sự giằng co giữa người mua và kẻ bán. Một số cây nến như Hammer (búa), shooting star (sao băng) hay Hanging man (người treo cổ) giúp cung cấp các thông tin về động lượng thay đổi và khả năng xu hướng giá thị trường.

Hình bên dưới là ví dụ mô tả về sự hình thành nến Hammer đôi khi chỉ ra sự đảo chiều xu hướng.

Đặc trưng của nến Hammer là có bóng dài phía dưới với thân nhỏ (trông giống cái búa). Kèm theo đó là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Thông điệp mà nến búa muốn phản ánh rất đơn giản: giá bị áp lực giảm nhưng người mua tham gia thị trường đẩy giá lên. Đây là một tín hiệu tăng giá để tham gia thị trường, cắt lỗ hoặc đóng một vị thế bán. 

Nhà đầu tư có thể tận dụng sự hình thành của cây nến búa bằng cách thực hiện một giao dịch mua bán dài hạn khi cây nến búa đóng cửa. Nến Hammer có ưu điểm là các nhà đầu tư có thể cắt lỗ với khoảng ít pips. Mục tiêu chốt lời nên được đặt theo cách để đảm bảo tỷ lệ R:R dương. Do đó, mức chốt lời lớn hơn mức cắt lỗ.

Nhận diện các mô hình giá trong biểu đồ nến

Biểu đồ nến giúp các nhà giao dịch nhận ra các mô hình giá xuất hiện trong biểu đồ. Qua đó, bạn có thể tận dụng các mô hình bằng cách sử dụng chúng làm tín hiệu tham gia hoặc thoát khỏi vị thế giao dịch.

Hình bên dưới chúng ta có ví dụ về mô hình giá Bullish Engulfing (nhấn chìm giảm) thực tế trên biểu đồ.

Mô hình giá Bullish Engulfing

Theo lý thuyết, mô hình Bullish Engulfing được hình thành trong xu hướng tăng và là sự kết hợp của một cây nến đỏ và một cây nến xanh lam “nhấn chìm” toàn bộ cây nến đỏ. Đây là một tín hiệu cho thấy đó có thể là dấu chấm hết cho sự suy yếu của một cặp tiền tệ. Thời điểm này cực kỳ lý tưởng để trader mở một vị thế mua sau khi cây nến xanh đóng cửa. Nên nhớ rằng, mô hình giá chỉ hình thành hoàn chỉnh sau khi cây nến thứ hai đóng cửa.

Về việc thiết lập mức dừng lỗ (stop-loss) cũng tương tự như mô hình nến đơn Hammer. Trader sẽ thiết lập lệnh dừng lỗ bên dưới mô hình Bullish Engulfing, đảm bảo mức dừng lỗ chặt chẽ. Và sau đó trader sẽ đặt mục tiêu chốt lời.

Lời kết

Chìa khóa để giao dịch Forex hiệu quả không nằm ở may mắn – mà là ở kiến thức. Việc nắm vững cách đọc biểu đồ nến sẽ giúp bạn nâng cao khả năng về các khía cạnh như phân tích thị trường hay nhận diện xu hướng và từ đó đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn. Mong rằng thông qua những chia sẻ trong bài các bạn đã hiểu được cách đọc biểu đồ nến Forex và vận dụng được nó vào trong giao dịch một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *