Bên cạnh xu hướng tăng và giảm, thì xu hướng ngang cũng là một dạng xu hướng thị trường mà các trader rất thường hay gặp trong đầu tư Forex. Vậy xu hướng ngang cụ thể là gì? Cách xác định xu hướng ngang trên biểu đồ như thế nào? Đâu sẽ là chiến lược đầu tư tối ưu nhất khi giao dịch trong xu hướng ngang? Cùng Reviewsanfx.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Xu hướng ngang là gì?
Xu hướng ngang (tiếng Anh: Sideways Trend) là một trạng thái của thị trường mà giá di chuyển không rõ ràng theo hướng tăng hay giảm, mà thay vào đó dao động trong một khoảng giá cố định, tạo thành một biểu đồ đi ngang. Trong giai đoạn này, lực mua và lực bán tương đối cân bằng, khiến thị trường không thể bứt phá theo một chiều hướng rõ ràng.

Xem thêm:
- 4 cách nhận diện xu hướng tăng giá (Uptrend) “chuẩn đét” trong Forex
- Xu hướng giảm là gì? 3 cách vào lệnh giao dịch an toàn khi thị trường Downtrend
Thời điểm bắt đầu và kết thúc của xu hướng ngang
Việc xu hướng ngang bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào là một câu hỏi luôn được nhiều nhà giao dịch quan tâm. Bởi vì, khi nắm bắt được những thời điểm này sẽ giúp cho họ có thể thực hiện các công việc liên quan đến đóng lệnh và dự đoán xu hướng một cách dễ dàng hơn.
Thời điểm xu hướng ngang bắt đầu
Thông thường, xu hướng ngang sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm giá. Nghĩa là, sau một khoảng thời gian biến động dài hạn có xu hướng cụ thể (tăng/giảm), thị trường khi đó sẽ bước đến giai đoạn bình ổn về giá. Xu hướng ngang được coi là chính thức bắt đầu khi mà đường giá chạm mỗi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ 2 lần, nhưng chưa thể “vượt” ra khỏi giới hạn để tạo được đỉnh hoặc đáy mới.

Thời điểm xu hướng ngang kết thúc
Thời điểm được cho là xu hướng ngang sẽ kết thúc chính là khi đường giá vượt ra khỏi giới hạn được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Giao điểm giữa đường giá và ngưỡng kháng cự/hỗ trợ được gọi là điểm phá vỡ (breakout). Trường hợp đường giá phá vỡ đường kháng cự, thị trường lúc này sẽ bước vào giai đoạn uptrend (tăng giá). Ở chiều ngược lại, nếu điểm phá vỡ mà nằm bên trên đường hỗ trợ, thị trường sẽ chuyển từ xu hướng ngang sang xu hướng downtrend (giảm giá).

Nguyên nhân hình thành xu hướng ngang
Cũng giống như cơ thể không thể nào hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian dài và thị trường Forex cũng vậy, nó cần phải được nghỉ ngơi để có thể phục hồi và tiếp thêm năng lượng giữa khoảng thời gian làm việc. Đó chính là lý do vì sao mà thị trường cần ở trạng thái sideway để ổn định lại giữa các đợt biến động tăng hoặc giảm liên tục.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian thị trường ở trong xu hướng đi ngang cũng là cơ hội khá lý tưởng để các trader nghỉ ngơi, tích lũy thêm kiến thức cũng như điều chỉnh lại chiến lược đầu tư của bản thân xem đã tối ưu hay chưa, và sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp. Ngoài ra, các trader cũng thường hay tranh thủ khoảng thời gian như vậy để có thể phát triển nguồn nhân lực và nguồn vốn để lao vào cuộc chơi tiếp theo.
Cách xác định xu hướng ngang trên biểu đồ
Việc nhận diện kịp thời khi thị trường bước vào giai đoạn đi ngang có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các nhà giao dịch ngoại hối. Họ có thể tránh thực hiện các quyết định mua-bán dựa trên cảm xúc hay nhất thời FOMO. Hơn nữa, sự biến động giá thấp còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết một thị trường đang ở trong xu hướng ngang:
Price Range (Phạm vi giá)
Yếu tố giá di chuyển trong một phạm vi rất hẹp chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của xu hướng ngang. Theo đó, khi nhìn vào biểu đồ giá, nếu bạn quan sát thấy giá chủ yếu di chuyển ngang trong khoảng, đó có thể là dấu hiệu của thị trường đang ở trong vùng xu hướng ngang.

Sử dụng các chỉ số phân tích kỹ thuật
Bollinger Bands
Dải Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật thông dụng giúp xác định biên độ và độ biến động của giá. Trong xu hướng ngang, thường thì dải Bollinger sẽ bị co lại do độ biến động giảm.

Chỉ báo RSI
RSI là một chỉ báo động lượng quá nổi tiếng trong việc giúp xác định tình trạng quá mua hoặc quá bán của tài sản. Trong xu hướng ngang, chỉ báo RSI này thường sẽ dao động trong một phạm vi hẹp, không vượt qua biên độ của vùng quá bán (RSI>70) và vùng quá mua (RSI<30).

Đường MACD
MACD là công cụ giúp xác định xu hướng và động lượng thị trường. Trong xu hướng ngang, đường MACD và Signal của nó hay di chuyển gần nhau và không cho thấy sự chênh lệch lớn.

Volume
Volume (Khối lượng giao dịch) là một trong những chỉ số phân tích kỹ thuật quan trọng nhất. Trong xu hướng ngang, volume giao dịch thường sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ. Điều này ngụ ý rằng giữa bên mua và bên bán đang cân bằng nhau, không có đủ áp lực từ cả hai phía để có thể tạo ra một xu hướng giá rõ ràng.

Ưu – nhược điểm khi giao dịch trong xu hướng ngang
Ưu điểm
- Xu hướng ngang thường có các mức hỗ trợ và kháng cự được xác định rõ ràng, điều này giúp trader loại bỏ sự mơ hồ về thời điểm vào lệnh và khi thoát ra.
- Trader thường đặt mục tiêu theo đuổi lợi nhuận nhỏ hơn khi giao dịch trong xu hướng ngang. Do đó, mỗi giao dịch thường không mở trong thời gian quá lâu. Điều này làm giảm thiểu khả năng một vị thế bị ảnh hưởng bất lợi bởi một sự kiện tin tức bất ngờ nào đó.
Nhược điểm
- Các trader giao dịch trong xu hướng ngang có thể tận dụng khi giá di chuyển trong một phạm vi và liên tục mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Để thu nhiều lợi nhuận cần mở nhiều vị thế hoặc giao dịch ngắn hạn với tần suất nhiều, điều đó sẽ mất khá nhiều chi phí giao dịch.
- Nếu thường xuyên đặt lệnh mua và bán để tìm kiếm lợi nhuận trong xu hướng ngang sẽ rất tốn thời gian. Các trader cần xác định điểm vào và ra cũng như đặt lệnh cắt lỗ.
Chiến lược giao dịch trong xu hướng ngang
Xu hướng ngang có thể kéo dài từ vài ngày hoặc có thể lên đến vài tháng mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Chính vì vậy, các trader cần phải thiết lập cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp để chuẩn bị cho xu hướng tăng và giảm khi trạng thái bị phá vỡ.
Chủ động giao dịch
Khi thị trường sideway, tỷ giá của cặp tiền tệ/ngoại tệ sẽ giảm. Vậy nên, trong mọi tình huống, ngay khi khó nắm bắt xu hướng giá thì các bạn cũng nên có động thái rõ ràng cho danh mục đầu tư của mình.
Trader cần quan sát thật kỹ biến động thị trường, chủ động giao dịch mua/bán phù hợp để nắm bắt cơ hội tăng trưởng lợi nhuận hoặc cắt giảm rủi ro.
Nắm giữ tiền mặt
Chi phí nắm giữ tiền mặt thường cao hơn khi thị trường uptrend, do đó, trader cần phải ra quyết định mua hoặc bán cặp tiền tệ/tỷ giá nhanh chóng. Trái lại, khi thị trường đi ngang, chi phí nắm giữ tiền mặt sẽ thấp hơn nên trader lúc này sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, bình tĩnh hơn để có chiến lược phù hợp.
Tăng mức biên an toàn cao hơn
Khi thị trường ở trong xu hướng ngang, lúc này giá mua lẫn giá bán đang cân bằng. Vì vậy, trader cần nâng mức biên an toàn lên khoảng 5-10% so với thời điểm thị trường tăng giá. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ cặp tiền tệ giảm sâu sau sideway.
Ngoài ra, việc thực hiện lưu ký các giao dịch Forex cũng rất quan trọng trong giai đoạn thị trường đi ngang nhằm đảm bảo quyền lợi giao dịch an toàn, hạn chế phát sinh rủi ro không đáng có cho trader.
Kiếm lời trong biên độ cho phép
Các trader có kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích biểu đồ giá, thu được lợi nhuận bằng việc mua ở vùng hỗ trợ và bán ở vùng kháng cự.
Chờ khi thị trường breakout
Giai đoạn breakout hoặc breakdown sẽ phá vỡ trạng thái đi ngang của thị trường. Xu hướng ngang càng lâu bao nhiêu thì breakout càng mạnh bấy nhiêu. Dựa vào việc phân tích kỹ thuật kèm theo các chỉ báo Forex, trader sẽ có thể dự đoán được đâu là thời điểm lý tưởng để hưởng lợi từ biến động thị trường.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về xu hướng ngang mà nhà đầu tư Forex cần phải trang bị. Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ trong bài đã giúp cho Quý bạn đọc có thể hiểu rõ xu hướng ngang là gì. Đồng thời biết cách xác định chính xác xu hướng ngang trên biểu đồ giá thông qua những công cụ mà chúng tôi đã có đề cập để gia tăng cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với loại xu hướng thị trường này. Chúc bạn thành công!