Ngày 11/8, chính phủ Nga tuyên bố rằng Bộ Y tế nước này đã thực hiện cấp phép cho vắc -xin ngừa Covid-19 do Viện nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học Gamaleya hợp tác cùng Bộ Quốc phòng nghiên cứu và phát triển, được đặt tên là “Sputnik V”.
Theo Bộ trưởng bộ Y tế Nga, kết quả thử nghiệm cho thấy nhóm người tham gia thử nghiệm sản sinh ra lượng kháng thể cao trong cơ thể sau khi được tiêm 2 mũi và không có trường hợp nào xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Khả năng miễn dịch của người được tiêm loại vắc-xin này là 2 năm. Thời gian vắc-xin này được đưa vào lưu hành là ngày 1/1/2020, trong tháng 8 sẽ thực hiện tiêm chủng hạn chế trên các nhân viên y tế.
Tuy nhiên, giới chuyên gia và các lãnh đạo ngành y tế trên thế vẫn còn đang e dè trước loại vắc-xin này. Họ cho rằng vắc-xin Sputnik V đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên diện rộng và kết quả thử nghiệm của nó vẫn chưa được công khai rõ ràng.
Giáo sư Eleanor Riley (ĐH Edinburgh-Scotland) đã đưa ra cảnh báo giữa việc lưu hành ra công chúng và thử nghiệm trên diện rộng có sự khác biệt rất lớn, nếu quá trình đánh giá kết quả sau khi thực hiện tiêm chủng không được thực hiện kỹ lưỡng và thường xuyên. Dù vậy, hàng loạt các nước trên thế giới như: Brazil, Philippines, Israel, Kazakhstan,…có như đang có động thái liên hệ với Nga để tham gia thử nghiệm hoặc đặc mua.
Hiện nay, các vắc-xin tiềm năng khác trên thế giới đang trên đường đua được WHO đánh giá cao và xem là ứng cử viên sáng giá có thể kể đến như:
- Vắc xin AZD1222 của AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) hợp tác cùng Đại học Oxford,
- vắc xin của Hãng SinoVac (Trung Quốc),
- Vắc xin của hai hãng BioNTech (Đức) và Pfizer (Mỹ)
- Vắc xin của hãng Moderna (Mỹ)
Xem thêm: