Tỷ lệ R:R (Risk:Reward Ratio) hay tỷ lệ lời / lỗ, đây cũng là khái niệm cơ bản trong giao dịch Forex. Thuật ngữ này liên quan đến vấn đề quản lý vốn của nhà đầu tư. Ngoài ra, nó cũng là yếu tố để xác định tính hiệu quả của một hệ thống giao dịch, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận trong thời gian dài hạn. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng coi trọng yếu tố này cũng như có những quan điểm sai lầm khi thiết lập tỷ lệ Risk:Reward trong các chiến lược của mình.
Cùng đánh giá sàn tìm hiểu xem tỷ lệ Risk:Reward Ratio là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận giao dịch của nhà đầu tư ở bài viết dưới đây.
1. Tỷ lệ R:R (Risk:Reward Ratio là gì?)
Tỷ lệ Risk: Reward Ratio (viết tắt là R:R Ratio hoặc đơn giản là R:R) là tỷ lệ Rủi ro/ Lợi nhuận hay còn gọi là tỷ lệ lời/ lỗ trong mỗi chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Hoặc có thể hiểu R:R là tỷ lệ giữa lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được và thua lỗ tối đa phải gánh chịu khi nhà đầu tư thực hiện một chiến lược giao dịch cụ thể nào đó.
Tỷ lệ R:R cho nhà đầu tư biết được trader có lợi nhuận bao nhiêu khi thực hiện giao dịch được thành công hoặc thua lỗ bao nhiêu nếu giao dịch bị thất bại.
2. Cách xác định tỷ lệ Risk:Reward Ratio
Trong mỗi chiến lược giao dịch, tỷ lệ R:R được xác định dựa vào 2 thành phần: Stop-loss và Take-profit.
Stop loss chính là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm dùng lỗ, nó thể hiện khoản tiền mà nhà đầu tư bị mất nếu lệnh giao dịch thua lỗ và nó đại diện có Risk. Ngược lại, take-profit là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm chốt lời, thể hiện lợi nhuận tiềm năng mà nhà đầu tư đạt được khi lệnh giao dịch thành công và đại diện cho Reward.
Tỷ lệ R:R chính là tỷ lệ giữa Stop-loss và Take-profit.
Risk:Reward Ratio = Stop-loss/Take-profit
Một chiến lược giao dịch có stop-loss 20 pips và take-profit 60 pips. Theo như công thức trên thì tỷ lệ R:R của chiến lược này là 20/60 = 1/3 hay 1:3.
3. Mối quan hệ giữa R:R và Win-rate
Win-rate hay tỷ lệ giao dịch thành công là phần trăm số lệnh thắng trên tổng số lệnh được thực hiện của một hệ thống giao dịch cụ thể.
Ví dụ: nhà đầu tư thực hiện 100 lệnh giao dịch trên cùng một hệ thống giao dịch A và có 60 lệnh thắng, 40 lệnh thua, thì win-rate của hệ thống giao dịch này là 60%.
Cả 2 yếu tố Risk:Reward và Win-rate vì 2 yếu tố này đều liên quan đến chiến lược quản lý vốn và đều được dùng để xác định lợi nhuận tiềm năng của nhà đầu tư trong dài hạn.
3.1. Mối quan hệ nghịch đảo giữa R:R và Win-rate
Mối quan hệ giữa R:R và Win-rate trong một hệ thống giao dịch cụ thể là mối quan hệ ngược chiều nhau.
Ví dụ một chiến lược vào lệnh Buy có tỷ lệ Risk:Reward là 1:3 và tỷ lệ win-rate là 60%. Nếu tăng tỷ lệ R:R thì trader sẽ dời take-profit từ điểm A lên một điểm mới cao hơn điểm A hoặc dời stop-loss từ điểm B lên một điểm mới cao hơn điểm B. Có nghĩa lệnh sẽ khó chạm take-profit mà lại dễ chạm stop-loss hơn, xác suất để lệnh thành công giảm xuống, tỷ lệ Win-rate giảm.
Nếu trader muốn 1 chiến lược giao dịch có tỷ lệ R:R tốt thì Win-rate sẽ giảm, ngược lại, nếu Win-rate tốt thì R:R sẽ giảm.
3.2. Tỷ lệ R:R và Win-rate xác định lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn
Trường hợp 1: Hệ thống giao dịch A có tỷ lệ R:R là 1:3, tỷ lên Win-rate 40%. Hệ thống giao dịch B có tỷ lệ R:R là 1:2, Tỷ lệ Win-rate 60%. Cả 2 đều sử dụng chiến lược quản lý vốn 2% và thực hiện 100 lệnh trong vòng 6 tháng.
Hệ thống A: mỗi lệnh thua mất 2%, mỗi lệnh thắng được 6%. Trong 100 lệnh có 40 lệnh thắng, 60 lệnh thua. Lợi nhuận trong 6 tháng = 40*6% – 60*2% = 120%.
Tương tự hệ thống B: mỗi lệnh thua mất 2%, mỗi lệnh thắng được 4%. Trong 100 lệnh có 60 lệnh thắng, 40 lệnh thua. Lợi nhuận trong 6 tháng = 60*4% – 40*2% = 160%.
Trường hợp 2: Hệ thống A có Risk:Reward là 1:3, tỷ lệ Win-rate 50%. Hệ thống B có Risk:Reward là 1:2, tỷ lệ Win-rate 60%. Các yếu tố khác giống trường hợp 1.
Lợi nhuận/6 tháng của hệ thống A = 50*6% – 50*2% = 200%.
Lợi nhuận/6 tháng của hệ thống B = 60*4% – 40*2% = 160%.
Từ 2 ví dụ trên, trader có thể thấy được rằng việc lựa chọn cái nào tốt hơn giữa Risk:Reward và Win-rate để lợi nhuận trong dài hạn cao nhất là không có ý nghĩa. Vì trong trường hợp 1, hệ thống có tỷ lệ R:R cao hơn mang về lợi nhuận ít hơn nhưng ở trường hợp 2 thì ngược lại, hệ thống có R:R cao hơn lại mang về lợi nhuận nhiều hơn.
4. Tỷ lệ R:R bao nhiêu là hợp lý?
Mỗi chiến lược giao dịch sẽ có các tín hiệu giúp nhà đầu tư xác định được các điểm vào lệnh, stop-loss hay take-profit từ đó tính ra được tỷ lệ R:R cho chiến lược đó. Sẽ có chiến lược có tỷ R:R nhưng cũng có những chiến lược có tỷ lệ R:R không tốt. Tỷ lệ R:R Tốt hay không không phải là lớn hơn 1:1 hay nhỏ hơn 1:1 mà là tỷ lệ đó có khả năng tạo ra được lợi nhuận tốt trong dài hạn hay không, với một tỷ lệ Win-rate đã biết trước.
Để biết được một tỷ lệ R:R hợp lý, trader cần xác định mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn, sau đó là tỷ lệ Win-rate của hệ thống giao dịch. Nếu một chiến lược có tỷ lệ R:R không tốt, thì trader nên bỏ qua, không nên giao dịch để hạn chế được rủi ro gặp phải.
5. Cải thiện tỷ lệ R:R trong giao dịch Forex
Mỗi chiến lược giao dịch sẽ xác định một tỷ lệ R:R nhất định, nhưng trong một số trường hợp, trader vẫn có thể cải thiện tỷ lệ này tốt hơn. Một trong những cách hiệu quả nhất chính là tối ưu hóa điểm vào lệnh trong chiến lược giao dịch.
Đôi lúc nhà đầu tư có thể thử mạo hiểm một chút để tìm điểm vào lệnh tốt. Ví dụ, trong chiến lược giao dịch với mô hình nến Hammer, thay vì chờ sự xác nhận của 1 cây nến tăng sau nến Hammer rồi mới vào lệnh thì trader có thể mạo hiểm vào lệnh ngay khi nến nến Hammer đóng cửa để tỷ lệ R:R tốt hơn.
Ngoài ra, trader cũng có thể cải thiện tỷ lệ R:R bằng cách tối ưu điểm stop loss hoặc tối ưu điểm take-profit. Tuy nhiên 2 cách này không được sử dụng nhiều bởi tính hiệu quả của nó không cao.
Phần kết
Bài viết trên giúp người đọc có thể hiểu thêm về tỷ lệ R:R cũng như có sự nhìn nhận đúng đắn về mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate, đồng thời xây dựng được hệ thống giao dịch có R:R và Win-rate hợp lý.