Các nhà sản xuất và kinh doanh dầu mỏ lớn đang dự báo một tương lai ảm đạm cho thị trường dầu mỏ thế giới, do tác động tiêu cực của đại dịch corona đang diễn ra.
Virus corona đã tác động mạnh đến nhu cầu nhiên liệu trên toàn thế giới vào mùa xuân, khiến lượng tiêu thụ giảm hơn 1/3 do hàng tỷ người bị hạn chế di chuyển. Con số này đã tăng trở lại vào mùa hè, nhưng tại một số quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh đang chứng kiến nguy cơ bùng phát trở lại của loại virus chết người này, khiến chính sách đóng cửa phải kéo dài và có thể cản trở sự phục hồi.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cho biết trong báo cáo hàng tháng được công bố hôm thứ 2: “Rủi ro vẫn tăng cao, đặc biệt là liên quan đến sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 và vắc-xin tiềm năng”.
Theo Reuters, virus đã lây nhiễm cho hơn 29 triệu người, với khoảng 925.000 ca tử vong trong khoảng 9 tháng. Một số công ty đang nghiên cứu vắc-xin, nhưng có thể còn vài tháng nữa mới được phân phối đại trà và vẫn chưa rõ hiệu quả của bất kỳ loại vắc-xin nào trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai.
OPEC đã cắt giảm triển vọng nhu cầu vào năm 2020, tổ chức này cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 9,46 triệu thùng/ngày (bpd) trong năm nay, tăng 400.000 thùng/ngày so với báo cáo trước đó. Ngoại trừ Trung Quốc thì các nước châu Á đều bị cắt giảm triển vọng.
Giá toàn cầu tăng đột biến trong tháng 4, với giá dầu thô kỳ hạn CLc1 của Mỹ có thời điểm giảm xuống âm 40 USD/thùng. Giá cả dầu thô Mỹ và dầu Brent LCOc1 đều phục hồi, nhưng cả hai hiện đang giao dịch ở mức dưới 40 USD do nhu cầu phục hồi yếu.
Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates cho biết: “Khi các nền kinh tế trên toàn thế giới mở cửa, chúng tôi lạc quan rằng chúng tôi sẽ có thể phục hồi trở lại.”
Giám đốc điều hành Vitol, Russell Hardy, có vẻ tích cực hơn khi phát biểu trong Hội nghị Xăng dầu toàn cầu ở Singapore rằng nhu cầu dầu trong các lĩnh vực giao thông vận tải, ngoại trừ nhiên liệu máy bay, có thể trở lại mức trước đại dịch vào quý 4 năm 2021. Điều này sẽ giúp tiêu thụ lượng hàng tồn kho đã tăng khoảng 1,2 tỷ thùng.
Ông nói: “Thị trường đang dần tiêu thụ hết lượng tồn kho dư thừa đó và khoảng 300 triệu thùng đã được rút bớt so với mức đỉnh của năm nay.”
Các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới đã cắt giảm sản xuất do nhu cầu tổng thể yếu và lượng dầu thô dồi dào. Tại Hoa Kỳ, sản phẩm được cung cấp trong bốn tuần qua đã thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Bộ Năng lượng.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Vitol, Giovanni Serio cho biết: “Sự sụt giảm về nhu cầu là do sự gia tăng liên tục số lượng ca nhiễm COVID-19 và các tín hiệu cho thấy làn sóng lây nhiễm thứ 2 sắp bùng phát“. Đây là cú sốc có khả năng xảy ra nhất mà thị trường dầu mỏ cần xem xét trong vòng 12 đến 24 tháng tới ”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ cập nhật các dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu trong báo cáo hàng tháng của mình vào hôm nay (15/9).
Xem thêm: