Sự kiện Brexit tác động như thế nào đối với nền kinh tế EU

Brexit là gì? Đây là một vấn đề quan trọng và cũng thu hút được không ít sự quan tâm của thế giới trong khoảng thời gian vừa qua. Brexit không chỉ gây chấn động tại Vương quốc Anh mà bên cạnh đó nó còn tác động mạnh mẽ đến thế giới. Vậy sự kiện Brexit này là gì và tầm ảnh hưởng của sự kiện này như thế nào? Cùng đánh giá sàn tìm hiểu ở bài viết sau.

1. Sự kiện Brexit là gì?

Sự kiện Brexit là gì?
Sự kiện Brexit là gì?

Brexit là sự kiện mà Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, nó được ghép từ  Britain và Exit. Sự kiện này diễn ra từ ngày 13/11/2018 sau khi lãnh đạo 2 bên Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh sẽ rời khỏi khối liên minh.

Sự kiện Brexit xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như chính trị của cả Anh và những quốc gia khác trên thế giới. Đây cũng không phải là lần đầu tiên mà EU có thành viên muốn có cuộc đàm phán để rời khỏi tổ chức. Trước khi Brexit xảy ra thì cũng đã có sự kiện Grexit khi Hy Lạp cũng đã có cuộc đàm phán để rời khỏi khối liên minh EU. Tuy nhiên nếu việc Hy Lạp rời khỏi EU khá dễ dàng thì ngược lại, Brexit gặp nhiều vấn đề trong cuộc đàm phán để làm sao có lợi cho cả đôi bên.

2. Liên minh châu Âu EU

Liên minh châu Âu hay còn gọi là EU được biết đến là một tổ chức hợp tác kinh tế chính trị trong đó bao gồm 28 quốc gia châu Âu. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2, khối liên minh EU được hình thành với mục đích thúc đẩy sự hợp tác kinh tế cũng như nhằm tránh sự chiến tranh giữa các quốc gia.

Khối liên minh châu Âu phát triển giống như một “thị trường riêng ” cho phép sự giao thoa hàng hóa và người dân qua lại lẫn nhau, nó giống như một quốc gia lớn bao gồm những thành viên là quốc gia nhỏ. EU có đồng tiền riêng đó là Euro và được 19 nước thành viên sử dụng. Khối liên minh EU cũng có các quy định về nhiều lĩnh vực về môi trường giao thông, quyền người tiêu dùng và thậm chí cả những thứ như phí điện thoại di động.

3. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện Brexit

3.1. Khủng hoảng dân nhập cư

Khủng hoảng dân nhập cư
Khủng hoảng dân nhập cư

Nguyên nhân dẫn đến sự kiện brexit được bắt đầu bởi cuộc khủng hoảng người nhập cư ngày một tăng  làm cho Vương quốc Anh lo lắng về việc bản sắc văn hóa của quốc gia sẽ bị thay đổi bởi việc tiếp nhận những trào lưu văn hóa mới. Cùng với việc lo ngại về ảnh hưởng bản sắc văn hóa, Anh còn lo ngại về sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Hồi giáo Cực đoan phần nào khiến tình hình an ninh của Vương quốc Anh trở nên bất ổn và rất khó để kiểm soát.

3.2. Tình hình chính trị trong quốc giá bất ổn

Ngoài sự khủng hoảng từ việc dân nhập cư đông thì tình hình chính trị trong chính Vương quốc Anh có nhiều bất ổn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự kiện. Nguyên nhân phải nói đến việc các thành viên của Đảng Bảo thủ không có lòng tin vào khả năng của khối Liên minh châu Âu.

Sự nghi ngờ ngày một lớn hơn đã tạo nên một sức ép lớn cho việc trưng cầu ý người dân trong việc đưa ra quyết định cuối cùng là thỏa thuận để rời khỏi khối liên minh châu Âu.

3.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì nước Anh lo ngại rằng Liên minh châu Âu sẽ đe dọa đến chủ quyền của Anh khi hiệp ước chuyển nhượng lớn quyền lực từ những nước thành viên trong EU sang cơ quan trung ương tại nước Bỉ được thực thi. Thêm vào đó, Anh nagfy càng tỏ rõ sự bất mãn đối với các quy định của Liên minh châu Âu bởi họ cho rằng nó không được phù hợp với bản sắc dân tộc của Anh.

4. Lý do sự kiện Brexit liên tục bị trì hoãn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kiện brexit liên tục bị trì hoãn chính là do vấn đề về backstop.

Biên giới giữa Bắc Ireland – một phần Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – một quốc gia có chủ quyền, đây là biên giới trên đất liền duy nhất giữa Anh và Liên minh châu Âu. Vị trí biên giới này hiện tại không có chốt biên phòng hay các khu vực liên quan đến công tác kiểm tra về hàng hóa hay người khi qua biên giới. Vấn đề này có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với thương mại hậu Brexit:

  • EU đã đề xuất biện pháp bảo đảm pháp lý ‘backstop’ để tránh đường biên giới cứng trong trường hợp Brexit không đạt được thỏa thuận. Thay đổi này đặc biệt sẽ tác động tới Bắc Ireland.
  • Vương quốc Anh không đồng với ý tưởng này bởi những thay đổi trong khu vực Bắc Ireland có thể sẽ đe dọa sự tồn tại của quốc gia.

Vấn đề của Bắc Ireland này đã trở thành 1 phần trong thỏa thuận và đây cũng chính là nguyên nhân gây trì hoãn sự kiện Brexit.

4. Những sự tác động của sự kiện Brexit như thế nào?

Những sự tác động của sự kiện Brexit như thế nào?
Những sự tác động của sự kiện Brexit như thế nào?

4.1. Tác động đối với nước Anh

  •   Kinh tế: thỏa thuận Brexit thành công, Anh sẽ mở ra một thời kỳ bất định về kinh tế với các mối quan hệ của EU trong thời gian sắp tới. Mặc dù Anh vẫn chịu sự tác động cũng như sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế châu Âu, tuy nhiên vị thế khi đàm phán chung sẽ bị giảm đáng kể, bên cạnh đó, Anh cũng sẽ không được tham gia vào các quyết định mang tầm ảnh hưởng lớn.
  • Chính trị – xã hội: sự kiện Brexit làm cho Vương quốc Anh bị chia rẽ sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ nhất vào kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào thời điểm tháng 6/2016, trong đó có 52 % kết quả đồng ý với sự kiện Brexit và 48% là phản đối. Cũng chính sự không đồng nhất ý kiến này đã gây nên sự chia rẽ trong xã hội Anh.
  • Quân sự – đối ngoại: ngoài những ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế, chính trị – xã hội, sự kiện Brexit còn ảnh hưởng đến tình hình quân sự – đối ngoại của Anh. Anh sẽ không còn là đồng minh quan trọng của nước Mỹ, bên cạnh đó , tầm ảnh hưởng của quân sự Anh cũng có thể sẽ bị tổn hại.

4.2. Ảnh hưởng đối với EU

Sự kiện Brexit diễn ra ảnh hưởng lớn đến EU bởi kinh tế của Anh chiếm đến 1/6 GDP và 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn EU.

Những rào cản về thương mại làm cho quy mô nền kinh tế EU giảm đáng kể, thương mại Anh và các thành viên trong cộng đồng liên minh cũng sẽ sụt giảm.

Sự kiện Brexit với EU không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà còn dẫn tới cuộc cách mạng về chiến lược cũng như chính trị của liên minh kinh tế mang tầm cỡ hàng đầu thế giới.

4.3. Ảnh hưởng của Brexit đối với thế giới

Ảnh hưởng nổi bật nhất phải kể đến là Hoa Kỳ bởi Anh chính là đối tác thương mại lớn số 1 của Hoa Kỳ. Nếu Brexit được thỏa thuận và Anh rời khỏi Liên minh châu Âu thì chắc chắn việc tiếp cận giữa 2 quốc gia này sẽ giảm, đồng nghĩa với việc doanh thu cũng như lợi nhuận của Anh và Hoa Kỳ cũng sẽ giảm mạnh.

Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi sự kiện Brexit bởi nó gây tác động xấu tới nguồn đầu tư của Nhật Bản tại Anh. Brexit khiến cho đồng Yên tăng giá, làm cho nền kinh tế Nhật bị tác động và ảnh hưởng tiêu cực tới các chính sách cải tổ nền kinh tế của chính phủ.

Trung Quốc và EU cũng có mối quan hệ rất lớn nên ít nhiều thị trường Trung vẫn sẽ bị ảnh hưởng nếu EU bất ổn.

4.4. Đối với Việt Nam

Việc Anh rời EU thì chính sách thuế quan của EU cũng sẽ ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).

Chính sách thương mại, thuế quan tại Anh thay đổi cũng ảnh hưởng đến thương mại giữa 2 nước.

Có nhiều cơ hội hơn cho thương mại và ngoại giao đối với EU bởi họ cần lấp chỗ trống mà Anh để lại sau Brexit.

EU là một thị trường quan trọng của Việt Nam nên nếu EU bất ổn thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu trong nước.

Phần kết

Những thông trên cũng cho người đọc biết được sự kiện Brexit là gì cũng như các tác động của nó đến toàn cầu. Cùng theo dõi đánh giá sàn để cập nhật những thông tin về thị trường tài chính nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *