Khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán tăng, chiến thuật “mua đáy bán đỉnh” được áp dụng rất hiệu quả. Tuy nhiên, ngược lại nếu thị trường chứng khoán đi ngược chiều thì hậu quả cũng không hề nhỏ. Đây chính là lúc mà nhà đầu tư thực hiện Short selling hay còn gọi là bán khống. Vậy hình thức bán khống này liệu có thực sự hiệu quả hay không? Cùng đánh giá sàn tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Short Selling – Bán khống là gì?
Short Selling hay short sales đều mang ý nghĩa là bán khống. Đây là một trong những hoạt động kiếm lời từ thị trường tài chính thông qua việc giá của chứng khoán giảm. Thay vì mua đáy bán đỉnh, nhà đầu tư sẽ bán đỉnh mua đáy và kiếm lời dựa trên sự thay đổi giá của tài sản. Nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược này như một phương pháp đầu cơ hoặc như một cách phòng ngừa rủi ro giảm giá.
Chiến lược Short Selling có thể được thực hiện thông qua một sàn môi giới, nhưng đó là một phương pháp phức tạp. Đây là lý do tại sao các sản phẩm phái sinh như CFD đang trở thành một phương pháp bán khống ngày càng phổ biến.
Ví dụ về hình thức bán khống:
Cổ phiếu của công ty ABC hiện đang giao dịch ở mức 75 đô la, nhưng trader tin rằng nó sẽ giảm giá trị và quyết định bán khống cổ phiếu. Trader mượn 100 cổ phiếu ABC từ nhà môi giới và bán chúng trên thị trường mở. Trong tuần tới, thị trường giảm đáng kể xuống còn 40 đô la, vì vậy người chơi đóng vị trí Short của mình và mua lại 100 cổ phiếu ABC với giá 40 đô la mỗi cái.
Người chơi tính chênh lệch giữa giá của cổ phiếu khi vay (75 x 100 = $ 7500) và giá mà trader đã mua lại cổ phiếu với giá (40 x 100 = 4000), mang lại cho người chơi khoản lãi $ 3500 – không bao gồm bất kỳ hoa hồng và chi phí môi giới của bạn có thể tính phí.
Tuy nhiên, nếu người chơi đã không chính xác và thị trường tiếp tục tăng, rủi ro tiềm ẩn của bạn là vô hạn. Bởi việc bạn đã mượn cổ phiếu, sàn môi giới của bạn có thể yêu cầu họ quay lại bất cứ lúc nào và bạn sẽ phải đóng vị thế của mình khi thua lỗ.
2. Ưu điểm và nhược điểm của Short Selling
2.1. Ưu điểm
- Ngay cả khi thị trường đi xuống thì nhà đầu tư đều có thể có được lợi nhuận.
- Short Selling được coi là một trong những chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
- Short Selling mang về tiềm năng lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư dù chỉ với một số vốn nhỏ.
- Short Selling được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như bán khống truyền thống trên thị trường chứng khoán, ngoài ra bán khống trực tuyến trên thị trường Forex.
2.2. Nhược điểm
- Mức rủi ro của chiến lược này rất lớn. Nếu đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn, thua lỗ lớn nhất chính là khoản tiền đầu tư mua cổ phiếu ban đầu, nhưng với short selling, thua lỗ là không giới hạn.
- Đối với chiến lược Short selling trên thị trường chứng khoán, trader còn chịu một loại rủi ro nữa, đó là rủi ro thu hồi. Đây là trường hợp mà người cho vay chứng khoán (ở đây là nhà môi giới) muốn thanh lý sớm vị thế của họ để thu hồi lại số chứng khoán đã cho vay. Vì vậy buộc trader có thể phải thanh lý sớm vị thế vào những thời điểm bất lợi. Rủi ro này sẽ xảy ra khi các bên không có những sự ràng buộc nhất định.
- Lãi suất phải trả cho việc vay mượn cổ phiếu có thể sẽ lớn hơn cả phần lợi nhuận mà trader đạt được nếu thời gian mua lại cổ phiếu quá lâu.
3. Mục đích của việc thực hiện Short selling
Những người tham gia vào thị trường tài chính sử dụng chiến lược bán khống nhằm mục đích là đầu cơ để thu lợi nhuận cùng với đó là cách đầu tư để phòng ngừa rủi ro.
- Đầu tư để thu được lợi nhuận: nhà đầu tư thực hiện Short selling để có thể tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường đi xuống. Những đối tượng nhà đầu tư này thường rất nhạy bén với các biến động, đặc biệt nếu thị trường rơi vào trạng thái tăng trưởng quá mức, những trader này thường nhận ra xu hướng giảm sẽ diễn ra ngay sau đó và thực hiện việc Short selling để có được mức lợi nhuận tối đa.
- Đầu tư phòng ngừa rủi ro: đối tượng nhà đầu tư này thường có sẵn một danh mục đầu tư dài hạn, họ thực hiện Short selling để có thể giảm thiểu rủi ro hoặc bảo vệ lợi nhuận cho khoản danh mục đầu tư của họ. Lý do nói Short selling có thể phòng ngừa rủi ro bởi vị thế của nó hoàn toàn đối lập với các vị thế của các trader trong thời gian dài hạn.
4. Tác động của Short selling đối với thị nền kinh tế
4.1. Tác động tích cực:
- Short selling sẽ giúp gia tăng tính thanh khoản khi thị trường đi xuống cũng từ đó gia tăng sức hút của thị trường đối với nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.
- Giúp gia tăng chất lượng các loại chứng khoán có mặt trên thị trường.
- Cuối cùng là chiến lược bán khống còn giúp giảm tác động của nhà đầu tư lớn đến chứng khoán, ngoài ra, nó còn giúp chứng khoán quay về phản ánh đúng với giá trị thực của nó. Có nghĩa với những cổ phiếu có khối lượng lưu hành thấp, khi những “ông lớn” mua vào với khối lượng lớn, điều này vô tình đẩy mức giá cổ phiếu lên cao. Sau đó khi giá chứng khoán đã quá cao những trader này bắt đầu bán khống, làm cho cung cổ phiếu tăng lên, giá cổ phiếu giảm xuống và quay về với giá trị thực của nó.
4.2. Tác động tiêu cực
- Trường hợp nhiều nhà đầu tư thực hiện bán khống cùng lúc sẽ khiến cho giá chứng khoán giảm xuống sâu gây tổn thương đến cả thị trường tài chính.
- Ngoài ra việc nhà đầu tư đồng loạt thực hiện Short selling có thể gây khủng hoảng cho tài chính của một quốc gia.
- Khi hành vi Short selling được diễn ra, tài sản sẽ được sở hữu bởi cả người đi vay và người cho vay, vì vậy nó làm gia tăng giá trị giao dịch và tổng nguồn vốn trên thị trường. Điều này ảnh hưởng đến các chỉ số đo lường thị trường sẽ không được chính xác.
Phần kết
Bài viết trên phần này giúp bạn đọc hiểu được Short selling là gì? Hình thức bán khống cũng có thể mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu biết nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, Short selling cũng là một chiến lược kinh doanh mang tính rủi ro, nó đòi hỏi trader phải có đầu óc nhạy bén, có kiến thức cũng như kinh nghiệm để giao dịch một cách hiệu quả nhất.