Phân kỳ chính là chiếc chìa khóa hữu ích giúp các nhà đầu tư thành công trong việc dự đoán biến đổi giá trên thị trường ngoại hối. Cùng Reviewsanfx.com tìm hiểu rõ hơn phân kỳ là gì, cũng như khám phá các nhóm phân kỳ phổ biến thường gặp trong giao dịch Forex hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.
Phân kỳ là gì?
Trong thực tế giao dịch, chắc hẳn không ít lần các trader gặp phải hiện tượng mà giá đi theo hướng trái nghịch với chỉ báo. Người ta gọi đó là hiện tượng phân kỳ (tiếng Anh: Divergence). Đây được xem như là dấu hiệu nhận biết thị trường đang dần trở nên suy yếu hơn và hướng có thể bị thay đổi. Khi phân kỳ xảy ra thì giá sẽ có sự thoái lui. Tuy nhiên, không phải lúc nào có phân kỳ là sẽ có đảo chiều – đôi khi thị trường vẫn đi tiếp theo hướng cũ, dẫn đến các tín hiệu sai lệch (hay còn gọi là phân kỳ giả).
Vì vậy, khi phát hiện phân kỳ, nhà đầu tư đừng vội hành động ngay. Thay vào đó hãy chuẩn bị một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý để phòng tránh việc đưa ra quyết định dựa trên tín hiệu không chính xác.

Các loại phân kỳ thường gặp trong phân tích kỹ thuật
Dựa trên đặc điểm hình thái của phân kỳ, chúng được chia thành ba loại chính cụ thể như sau:
Phân kỳ thường
Đây là dạng phân kỳ có mức độ xuất hiện cao trên biểu đồ giá và chỉ báo, thường được sử dụng để xác định xu hướng đảo chiều, bao gồm hai loại:
Phân kỳ tăng
Phân kỳ tăng (Bullish Divergence) được hình thành khi giá đang ở vị trí đáy nhưng chỉ báo ở đáy lại chỉ ra một mức giá cao hơn. Đây là một tín hiệu dự đoán sự đảo chiều đột biến từ giảm sang tăng mạnh trong thị trường tiền tệ.

Phân kỳ âm
Sự xuất hiện của phân kỳ âm (Bearish Divergence) trên biểu đồ giá là khi thấy giá tại đỉnh cao nhưng xét Indicator lại tạo nên chỉ số thấp hơn. Đây là tín hiệu cho xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Phân kỳ ẩn
Phân kỳ ẩn tăng giá
Nhìn vào biểu đồ, nếu bạn quan sát thấy giá ở đáy được xác định cao hơn nhưng khi nhìn vào Indicator thì giá được tạo lại ở đáy thấp thì khi đó phân kỳ ẩn tăng giá được hình thành.
Phân kỳ ẩn giảm giá
Ngược lại với phân kỳ ẩn tăng giá, loại phân kỳ này sẽ được hình thành khi giá tạo ở đỉnh thấp hơn nhưng nhìn vào Indicator thì giá được tạo tại đỉnh lại tạo cao hơn.

Phân kỳ phóng đại
Phân kỳ phóng đại tăng
Đây là kiểu phân kỳ xuất hiện khi giá tạo ở hai đáy bằng nhau, nhưng Indicator lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Hai dấu hiệu này giúp cho biết xu hướng đi ngang (sideway) sắp kết thúc và sắp sửa chuyển sang xu hướng tăng.
Phân kỳ phóng đại giảm
Phân kỳ phóng đại giảm được tạo thành khi giá tại hai đỉnh đang bằng nhau và không có dấu hiệu thay đổi. Tuy nhiên, Indicator lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này cho thấy xu hướng đi ngang đang sắp kết thúc và sắp sửa chuyển sang xu hướng giảm.

Các chỉ báo nhận diện phân kỳ
Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD là công cụ kỹ thuật giúp xác định những thay đổi về cường độ, động lực và thời gian của xu hướng. Sự phân kỳ giữa đường MACD và đường giá thường khá mạnh.
Theo đó, khi đường giá và đường MACD của tài sản di chuyển theo chiều hướng trái chiều nhau, đây chính là sự phân kỳ và báo hiệu sự thay đổi trong xu hướng trong thời gian tới.

Stochastic Oscillator
Chỉ báo Stochastic Oscillator cho các nhà đầu tư biết tốc độ và động lượng của thị trường. Bằng cách là so sánh giá đóng cửa gần nhất đối với giá đóng cửa trước đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Sự phân kỳ được hình thành khi có sự khác biệt giữa những gì được hiển thị trên bộ dao động Stochastic và những gì hiển thị trên biểu đồ giá.
Chỉ báo RSI
RSI là chỉ báo sức mạnh tương đối, được sử dụng để đánh giá sự chỉ đạo của đà thị trường. Điều này cũng có nghĩa là chỉ báo này có thể giúp xác định phân kỳ và cả phân kỳ ẩn.
Xét với trường hợp Bullish Divergence, trader cần xem xét đến các mức thấp trên chỉ báo và hành động giá.
- Nếu như đường giá hình thành mức giá cao hơn nhưng RSI lại phản ánh mức giá thấp hơn thì đây được xem là tín hiệu tăng.
- Ngược lại, khi giá thấp hơn nhưng RSI lại cao hơn, thị trường rất có khả năng sẽ bước vào thời kỳ giảm giá mạnh.

Có nên sử dụng phân kỳ trong giao dịch Forex không?
Rất nhiều nhà đầu tư hay đặt câu hỏi liệu rằng có nên sử dụng phân kỳ trong trading hay không? Câu trả lời là Có. Nhưng khi sử dụng trader phải biết kết hợp với những mô hình khác chẳng hạn như mô hình giá, mô hình nến Nhật hoặc các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng. Ngoài ra, trader cũng nên kết hợp việc phân tích trên đa khung thời gian khác nhau để tăng tỷ lệ thắng mỗi lần.
Dẫu vậy, các bạn cũng không nên quá là lạm dụng phân kỳ khi trade để tránh những tổn thất không đáng có.
Hướng dẫn giao dịch theo phân kỳ
- Khi xu hướng của các chỉ báo đi xuống thì có khả năng áp lực giảm giá đang mạnh lên. Gặp trường hợp này, nếu thấy thị trường giá đang lên thì có khả năng nó sẽ đi xuống trong thời gian tới. Ngược lại, nếu giá đang đi xuống và kèm theo tín hiệu phân kỳ xuất hiện, thì nhiều khả năng nó vẫn sẽ tiếp tục đi xuống.
- Trường hợp xu hướng của các chỉ báo dự đoán khả năng đi lên của giá, đây là dấu hiệu củng cố vững chắc của chiều tăng giá.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng phân kỳ
- Trader chỉ nên coi hiện tượng phân kỳ là một tín hiệu tham khảo và phải chọn lọc.
- Cần xem xét xu hướng chính của thị trường trước khi sử dụng tín hiệu này. Phân kỳ trong xu hướng mạnh thường không hiệu quả và dễ gây sai lầm.
- Bên cạnh đó, khối lượng và thời gian tồn tại của hiện tượng này cũng cần được chú ý. Nếu thời gian tồn tại quá lâu, trader nên kiên nhẫn đợi quá trình pullback để có được tín hiệu giao dịch tốt hơn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin đề cập đến tín hiệu phân kỳ trong Forex. Hy vọng rằng, những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ về phân kỳ cũng như cách sử dụng chúng để đạt hiệu quả giao dịch tốt nhất. Chúc bạn đầu tư thành công!