Mô hình nến Morning Star, hay còn được gọi là nến sao mai. Đây được biết đến là một trong những tín hiệu giá hiệu quả nhất về sự đảo chiều của xu hướng. Trong bài viết này, hãy cùng Reviewsanfx.com tìm hiểu chi tiết về mô hình nến Morning Star và những thông tin quan trọng liên quan để chớ bỏ lỡ mất cơ hội giao dịch tuyệt vời trong phân tích kỹ thuật nhé!
Mô hình nến Morning Star là gì?
Morning Star là một mô hình nến xuất hiện khá phổ biến trong giao dịch ngoại hối, giúp báo hiệu về một sự đảo chiều của xu hướng giá cực kỳ mạnh mẽ. Mẫu nến này hay còn được biết đến với tên gọi khác là nến Sao Mai.
Cấu tạo của nến Morning Star bao gồm 3 thanh nến, thường xuất hiện vào cuối xu hướng downtrend đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho xu hướng uptrend. Mô hình phản ánh đà giảm giá đang có dấu hiệu chững lại trước khi có một động thái tăng lớn đặt nền tảng cho xu hướng tăng mới.
Một số trader đưa ra nhận định rằng, mô hình nến Morning Star là phiên bản nâng cấp của mô hình nến Bullish Harami (Nến mẹ bồng con).

Ví dụ minh họa về mô hình nến Morning Star
Hình bên dưới là ví dụ về nến Sao Mai trên biểu đồ hàng ngày của cặp tiền tệ EUR/USD.

Quan sá mô hình, ta có thể thấy: cây nến (2) là cây nến Hammer ngược, cũng là một nến đảo chiều. Nến (3) mặc dù tăng cũng khá dài tuy nhiên chưa thể vượt qua một nửa nến (1). Sau đó, chúng ta có thể thấy rằng là giá đã tăng lên trong 3 phiên giao dịch liền kề trước khi tiếp diễn xu hướng giảm.
Ý nghĩa của mô hình nến Morning Star
Nến Sao Mai là một mô hình trực quan, do đó không có phép tính cụ thể nào để thực hiện. Sau 3 phiên giao dịch, mô hình có thể hình thành hoặc không. Thế nhưng, chúng ta có thể tận dụng các chỉ báo kỹ thuật để dự đoán liệu mô hình nến Morning Star có đang hình thành hay là không. Ví dụ như liệu hành động giá có gần vùng hỗ trợ hay không, hoặc là chỉ báo RSI có phản ánh thị trường đang ở mức quá bán hay không.
Có một điều đặc biệt quan trọng mà trader cần lưu ý về mô hình Morning Star đó là: nến giữa có thể là nến tăng hoặc nến giảm khi bên mua và bán bắt đầu cân bằng trong phiên.

Sau đây, Reviewsanfx.com sẽ tổng hợp những ý nghĩa nổi bật của mô hình nến Morning Star để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về mẫu nến này:
- Một thời điểm lý tưởng để bắt đầu mua vào là khi có sự hiện diện của mô hình này. Lý giải cho điều này như sau: mô hình nến Morning Star thường xuất hiện ở cuối xu hướng downtrend là một dấu hiệu tốt lành rằng đà tăng của giá đang quay trở lại.
- Bên cạnh đó, đôi khi cũng có một vài trường hợp ngoại lệ đó là nến Sao Mai xuất hiện trong xu hướng tăng. Trong trường hợp như vậy, các trader hãy yên tâm bởi vì khi đó dự báo giá cũng sẽ tiếp tục xu hướng tăng hiện tại.
- Khi bạn kết hợp ba cây nến của Morning Star lại với nhau sẽ hình thành nên mô hình nến Hammer. Cả hai mô hình có điểm giống nhau là đều dự báo giá sẽ tăng trong thị trường. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của mô hình Morning Star sẽ có phần nhỉnh hơn mô hình nến Hammer.
Ưu – nhược điểm của mô hình nến Morning Star
Không có mô hình nào là hoàn hảo 100%. Và mô hình nến Morning Star cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của mô hình mà trader cần nắm rõ:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Morning Star
So với các mô hình nến Nhật, mô hình nến Sao Mai có sự độc đáo của riêng mình nên đặc điểm nhận dạng của mẫu nến này thật không quá khó để nhớ. Cụ thể như sau:
- Nến 1: Là nến giảm màu đỏ, phần thân nến tương đối lớn. Lưu ý ở nến 1 là phần thân càng dài sẽ càng tốt.
- Nến 2: Có phần thân nhỏ và thường thuộc dạng nến doji hoặc spinning top (nến con xoay). Nến 2 có thể là nến màu xanh hoặc đỏ.
- Nến 3: Bắt buộc phải là nến xanh tăng mạnh. Phần thân phải lớn và có chiều dài tối thiểu bằng ½ – ¾ cây nến số 1.
- Khoảng Gap giữa cây nến số 2 với hai cây nến còn lại lớn, đó chính là khi mô hình Morning Star đạt hiệu suất cao nhất.
- Khi bạn thấy xu hướng giảm mạnh đã hình thành, chắc chắn 100% mô hình nến Morning Star sẽ xuất hiện tại đáy.

Xác định mô hình nến Morning Star trên biểu đồ như thế nào?
Không chỉ có việc xác định 3 cây nến chính trên biểu đồ, trader còn cần phải có vốn kiến thức về hành động giá trước đó cũng như vị trí mà mô hình này xuất hiện trong xu hướng hiện tại:
- Dựng nên xu hướng hiện tại: Thị trường nên biểu thị các mức đỉnh và đáy thấp hơn để xác nhận xu hướng giảm.
- Nến giảm lớn: Đây là kết quả của việc áp lực bán lớn và sự tiếp tục của xu hướng giảm hiện tại. Lúc này sẽ chưa có bằng chứng về sự đảo chiều, vì vậy các bạn chỉ nên tìm kiếm các giao dịch ngắn hạn.
- Nến giảm/tăng giá nhỏ tiếp theo: Nến 2 là một cây nến nhỏ, thỉnh thoảng là nến Doji, thể hiện dấu hiệu đầu tiên của sự suy yếu xu hướng giảm. Khoảng trống nến này thông thường sẽ thấp hơn khi nó tạo ra một mức thấp hơn. Việc xác định đây là cây nến giảm hay tăng lúc này không còn quá quan trọng, cốt lõi ở đây là thị trường chưa thật sự rõ ràng.
- Nến tăng lớn: Đây là cây nến sẽ tiết lộ cho bạn biết dấu hiệu hiệu đầu tiên về áp lực mua mới. Cây nến tăng này thường có kích thước ít nhất bằng ½ cây nến đầu tiên.
- Hành động giá tiếp theo: Sau khi đảo chiều thành công, các bạn cần quan sát các mức cao hơn và thấp hơn, tuy nhiên cũng phải luôn quản lý rủi ro bằng việc sử dụng điểm stop loss.
Cách giao dịch với mô hình nến Morning Star
Phương pháp giao dịch nến Morning Star đơn thuần
- Điểm vào lệnh: Vào lệnh Buy ngay khi mô hình nến được hoàn chỉnh, tức là tại mức giá đóng cửa của cây nến số 3.
- Dừng lỗ: Trader có thể cắt lỗ phía dưới mức giá thấp nhất của mô hình khoảng một vài pip.
- Chốt lời: Có thể chốt lời tại mức kháng cự gần nhất, miễn là thỏa mãn tỷ lệ Risk:Reward là 1:1, 1:2. Thỉnh thoảng, nếu xu hướng mở rộng thì tỷ lệ Risk:Reward có thể bằng 1:10.

Mặc dù đây được xem là phương pháp giao dịch đơn giản nhất nhưng cũng khá hữu dụng với mô hình nến Morning Star. Tuy nhiên, phương pháp được cho là đạt hiệu quả cao nhất là khi kết hợp với việc sử dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật nhằm mục đích tìm kiếm các điểm vào lệnh và xác định xu hướng chính xác hơn. Cụ thể như sau:
Morning Star kết hợp với đường hỗ trợ
Trong phương pháp này, khu vực hỗ trợ đóng vai trò vừa là một vùng chặn giá vừa là công cụ dự báo xu hướng đảo chiều tăng. Sự hiện diện của mô hình nến Morning Star tại khu vực này sẽ làm gia tăng thêm sự chắc chắn rằng giá sẽ tăng cao trở lại. Tại thời điểm này, trader có thể an toàn vào lệnh để kiếm lợi nhuận lớn nhất.
Lưu ý: Khi bạn quan sát biểu đồ trên khung M5, cách thức để vào lệnh được thực hiện như sau: Vào lệnh Buy tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3 ngay khi giá chạm vào vùng hỗ trợ và mô hình sao mai được hình thành. Điểm take profit và stop loss tương tự như phương pháp đã nêu.
Morning Star kết hợp với chỉ báo RSI
RSI luôn là một trong số những chỉ báo giúp phân tích xu hướng giảm mạnh nhất. Nếu kết hợp với mô hình nến Morning Star, thì lúc này tín hiệu đảo chiều sẽ vô cùng chuẩn xác đồng thời còn là cơ hội lý tưởng cho các trader có thể bắt đáy kiếm lời.

Ở thời điểm vào lệnh, khi chỉ báo RSI vượt mức 30 tại vùng quán, kèm theo đó là sự hình thành của mô hình nến Morning Star, trader có thể vào lệnh Buy tại mức giá đóng cửa của cây nến thứ 3 như trong hình ảnh trên.
Một vài lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Morning Star
- Khi sử dụng mô hình nến Morning Star, không nên chỉ giao dịch đơn thuần mà nên kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác như MACD, RSI,…để tăng xác suất thành công hơn trong giao dịch.
- Không nên giao dịch khi thấy thị trường sideway, bởi vì lúc này độ tin cậy của nến sao mai sẽ không còn cao như trước nữa.
- Nếu cây nến đầu tiên có volume giao dịch nhỏ hơn cây nến thứ ba, điều này có nghĩa là khả năng giá đảo chiều là rất cao.
Lời kết
Nhìn chung, mô hình nến Morning Star là một mô hình đáng tin cậy. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, nhà đầu tư không chỉ nên dựa vào mỗi mẫu hình để đưa ra quyết định mà nên kết hợp cùng với các công cụ kỹ thuật khác như chúng tôi đã có nêu ở trên. Với sự hiểu biết và áp dụng đúng cách, mô hình nến Morning Star có thể trở thành công cụ đắc lực giúp bạn gia tăng hiệu quả đầu tư. Mong rằng những chia sẻ của Reviewsanfx.com vừa rồi đã mang lại cho Qúy nhà đầu tư những kiến thức hữu ích. Chúc bạn giao dịch thành công!