Bên cạnh mô hình Hammer phổ biến đã được giới thiệu ở bài trước, hôm nay, đánh giá sàn sẽ đề cập thêm một mô hình nến cũng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường đó là mô hình nến Inverted Hammer. Vậy, mô hình nến này có đặc điểm gì? Cách giao dịch ra sao, cùng tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Mô hình nến Inverted Hammer là gì?
Mô hình nến Inverted Hammer (hay còn gọi với tên gọi nến Búa Ngược) là một cây nến có thân ngắn và bóng dài hướng lên trên, cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.
Mô hình này cho thấy phe mua đã tìm cách đẩy giá lên cao thể hiện qua bóng nến trên dài. Động thái này sẽ được xác nhận thêm dựa vào hành động giá (Price Action) sau đó.
Mô hình nến Inverted Hammer này khá giống với mô hình nến bắn sao (Shooting Star) về hình dạng của nến nên nhiều nhà đầu tư cũng bị nhầm lẫn. Thế nhưng mô hình nến bắn sao thì xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng trong khi mô hình Inverted Hammer được tạo thành ở xu hướng giảm, đây là sự khác biệt của 2 mô hình này.
2. Đặc điểm của mô hình nến Inverted Hammer
- Xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm
- Thân nến nhỏ, bóng trên rất dài, bóng dưới ngắn.
- Có thể là một nến tăng hoặc một nến giảm
Mô hình nến này cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng, tuy nhiên mô hình này sẽ không được sử dụng riêng lẻ mà cần phải kết hợp thêm ít nhất một cây nến tiếp sau đó.
Cả 2 mô hình nến Hammer và mô hình nến Inverted Hammer đều cho tín hiệu đảo chiều tăng giá nhưng chúng lại trái ngược nhau, một nến hướng đuôi xuống dưới, một nến đưa đuôi lên cao. Chính vì vậy, độ tin cậy và cách sử dụng của 2 mô hình cũng sẽ khác nhau.
3. Cách giao dịch với mô hình Inverted Hammer
3.1. Giao dịch mô hình nến Inverted Hammer kết hợp với vùng hỗ trợ
Tại những vùng hỗ trợ mạnh mô hình nến này sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cũng hạn chế được rủi ro của nhà đầu tư khi giao dịch tại những vùng này.
Khi thị trường đang trong một xu hướng giảm, tiến về vùng hỗ trợ và tạo nên mô hình nến Inverted Hammer, nhà đầu tư có thể vào lệnh giao dịch:
- Vào lệnh Buy khi cây nến tiếp theo là nến tăng
- Đặt lệnh stop loss phía bên dưới vùng hỗ trợ
- Đặt điểm chốt lời ở ngưỡng kháng cự gần đó, người chơi cũng nên chú ý đến tỷ lệ R:R nằm trong khoảng có thể chấp nhận được.
3.2. Giao dịch mô hình nến Inverted Hammer kết hợp với ngưỡng thoái lui Fibonacci
Ngoài việc kết hợp với vùng hỗ trợ thì việc kết hợp mô hình này với công cụ Fibonacci cũng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Nhà đầu tư có thể vào lệnh giao dịch như dưới đây:
- Người chơi nên xác nhận chính xác là mô hình nến Inverted Hammer xuất hiện trong xu hướng giảm.
- Vẽ ra các ngưỡng Fibonacci thoái lui từ sóng tăng lớn trước đó.
- Vào lệnh chờ mua khoảng 1-2 pip ở phía trên đỉnh của cây nến.
- Điểm stop loss được đặt bên dưới đáy của mô hình, cách đó khoảng vài pip
- Mục tiêu chốt lời của nhà đầu tư có thể gần 2 – 3 lần mức stop loss hoặc đặt tại các ngưỡng kháng cự mạnh.
Ví dụ dưới đây cho cách giao dịch lệnh này. Các ngưỡng Fibonacci được tại ra bằng cách sử dụng đáy và đỉnh của đợt tăng giá trước. Khi thị trường giảm và tiến dần về ngưỡng Fibonacci thoái lui 38.2%, thì hình thành nến Inverted Hammer. Người chơi dùng lệnh chờ mua để tham gia thị trường. Khi giá tăng lên, lệnh sẽ khớp ngay lập tức. Nếu giá đi ngược trở lại thì người chơi cũng sẽ tránh được một giao dịch xấu.
4. Ví dụ về mô hình nến Inverted Hammer
Hình minh họa mô hình nến trên biểu đồ ngày của chỉ số USDX. Sau một chuỗi nến đỏ, thị trường đã tiến về vùng hỗ trợ và tạo thành cây nến Inverted Hammer, tiếp sau là là nến Doji đều mang tín hiệu đảo chiều.
Phần kết
Mô hình nến Inverted Hammer là một mẫu hình nến đơn phổ biến và được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Mô hình này mang lại hiệu quả giao dịch tốt tuy nhiên nhược điểm của Inverted Hammer là phải chờ đợi thêm các tín hiệu xác nhận khác để tăng tính hiệu quả.