Mô hình nến ba nến được giới trader Forex đánh giá là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cực kỳ hữu hiệu trong việc hỗ trợ họ xác định xu hướng giá các sản phẩm đầu tư tài chính. Lý do là bởi chúng có độ tin cậy cao hơn so với mô hình nến đơn hay nến kép. Vậy mô hình nến ba nến là gì? Có bao nhiêu dạng và cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng Reviewsanfx.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mô hình nến ba nến là gì?
Mô hình nến ba nến (tiếng Anh: Three-Candle Pattern) là một cụm ba cây nến liên tiếp trên biểu đồ giá, được các nhà giao dịch sử dụng để dự đoán các động thái giá tiềm năng. Mỗi cây nến thể hiện thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian cụ thể. Khi kết hợp lại thành mô hình ba nến, chúng có thể cung cấp tín hiệu về sự đảo chiều xu hướng hoặc tiếp tục xu hướng hiện tại.

>>Tham khảo thêm:
- Các mô hình nến đơn cơ bản trader cần nắm khi tham gia giao dịch Forex
- Tổng hợp 5+ mô hình nến kép đảo chiều mạnh trong phân tích kỹ thuật
Các mô hình nến ba nến phổ biến
Morning Star

Mô hình nến Morning Star hay còn gọi là nến Sao Mai, là một mẫu hình gồm 3 nến chính, chúng thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Trong đó, cây nến đầu tiên là nến giảm tiếp nối xu hướng trước đó. Cây nến thứ hai có thân nhỏ hoặc gần như không có và có hình dạng như nến Doji hoặc Hammer hoặc Spinning Top. Cuối cùng là một cây nến tăng.
Việc cây nến đầu tiên vẫn nằm trong xu hướng giảm ngụ ý rằng phe bán đang chiếm lợi thế khiến giá không ngừng giảm xuống. Cây nến thứ hai thể hiện sự lưỡng lự khi phe bán không muốn bán nữa còn phe mua lại bắt đầu gia nhập thị trường nhiều hơn. Cuối cùng, phe mua giành lại được lợi thế và bắt đầu đẩy giá lên. Tín hiệu này cho thấy sắp sửa có một xu hướng đảo chiều mạnh mẽ, và sẽ càng rõ nét hơn nếu như cây nến thứ hai nằm trong vùng hỗ trợ.
Evening Star

Mô hình nến Evening Star hay nến Sao Hôm được hình thành ở đỉnh xu hướng tăng với 3 nến chính. Trong đó, cây nến đầu tiên là nến tăng mạnh tiếp nối xu hướng tăng trước đó. Cây nến thứ hai có thể là nến Doji hoặc Hammer, với phần thân nhỏ hoặc gần như không có. Cuối cùng là một cây nến giảm.
Evening Star cho thấy: Nếu giữa nến đầu và nến thứ hai hình thành một khoảng Gap thì tỷ lệ đảo chiều rất mạnh.
Three White Soldiers

Mẫu hình Three White Soldiers hay còn gọi tên tiếng Việt là mẫu hình 3 người lính ngự lâm. Đây là mẫu hình cho tín hiệu đảo chiều từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng khá chính xác và chúng ta có thể quan sát rất nhiều vị trí đảo chiều xu hướng được bắt đầu từ mô hình Three White Soldiers.
Yêu cầu hình thành nên mô hình Three White Soldiers đó là có 3 cây nến liên tiếp nhau phải là nến tăng giá được xếp với cấp độ tăng dần, hay giá mở cửa và đóng cửa luôn cao hơn so với nến trước đó. Trong đó, bóng nến thường rất ngắn hoặc thậm chí không có như nến Marubozu. Qua đó, các trader có thể thấy lực mua ở đây đang rất lớn, tạo thành một tín hiệu chắc chắn cho đà tăng.
Three Black Crows

Three Black Crows (Ba con quạ đen) là một mô hình ngược lại với mô hình Three White Soldiers khi nó có ba cây nến giảm liên tiếp ở trong mô hình (giá mở và đóng cửa luôn thấp hơn so với nến trước đó). Bóng nến với mô hình này cũng rất nhỏ hoặc thậm chí không có. Thông thường, mô hình Three Black Crows hay xuất hiện trong xu hướng tăng chính là một tín hiệu cực mạnh cho thấy xu hướng tăng kết thúc và xu hướng giảm bắt đầu.
Ở mô hình này, trader có thể bắt gặp Doji, Spinning Top trước đó hoặc không có cây nến “lưỡng lự” nào xuất hiện.
Ưu và nhược điểm của mô hình nến ba nến
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Cách áp dụng mô hình nến ba nến hiệu quả trong giao dịch
Tìm điểm vào lệnh (Entry Point):
- Bước 1: Xác định mô hình nến ba nến rõ ràng trên biểu đồ (ví dụ: Morning Star, Three White Soldiers…)
- Bước 2: Đợi nến xác nhận cuối cùng hình thành xong rồi mới vào lệnh – tuyệt đối không nên vội vàng vào lệnh quá sớm.
- Bước 3: Có thể vào lệnh ngay sau khi nến xác nhận đóng cửa, hoặc chờ một đợt hồi giá nhẹ để có entry tốt hơn.
Xác định điểm dừng lỗ (stop-loss):
Đặt lệnh dừng lỗ dưới hoặc trên cây nến cuối cùng của mô hình (tùy vào hướng giao dịch). Lưu ý, không nên đặt stop-loss quá gần để tránh bị quét lệnh trong những biến động nhỏ.
Xác định điểm chốt lời (Take Profit):
Đặt mục tiêu chốt lời dựa trên mức độ mở rộng của mô hình hoặc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật bổ sung như Fibonacci Retracement.
Các công cụ kỹ thuật hỗ trợ mô hình nến ba nến
- RSI: Dùng để xác nhận sự quá mua/quá bán khi mô hình nến ba nến xuất hiện. Thông thường, vùng quá mua/quá bán của RSI là khi vượt qua 30-70.
- MACD: Được sử dụng trong việc xác nhận sự thay đổi xu hướng của thị trường khi MACD có tín hiệu cắt lên hoặc cắt xuống.
- Volume: Khối lượng giao dịch cần tăng lên trong các mô hình đảo chiều để đảm bảo tính xác thực.
- Bollinger Bands: Nếu giá tiếp cận dải trên hoặc dải dưới của Bollinger Bands kết hợp với mô hình nến ba nến, đây có thể là tín hiệu vào lệnh mạnh mẽ.
Lưu khi khi sử dụng mô hình nến ba nến
Khi sử dụng mô hình nến ba nến trong phân tích kỹ thuật, trader cần đặc biệt lưu ý một số điều quan trọng sau đây để đảm bảo giao dịch được diễn ra thuận lợi và tránh tín hiệu giả:
- Mô hình nến ba nến gồm có rất nhiều loại. Do đó, bước đầu tiên và quan trọng hàng đầu là trader cần phải nắm rõ từng mô hình cũng như đặc điểm nhận dạng cụ thể để áp dụng đúng chiến lược. Ví dụ, mô hình nến Morning Star giúp cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng trong khi Evening Star lại cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm.
- Tránh giao dịch khi thị trường không có xu hướng rõ ràng (sideway), bởi vì các mô hình nến ba nến có thể tạo ra nhiều tín hiệu nhiễu, dẫn đến các quyết định giao dịch sai lầm.
- Ưu tiên giao dịch trên các khung thời gian lớn hơn như khung H4, D1 hoặc W1. Tránh sử dụng ở khung nhỏ như M5 hoặc M15 vì dễ bị nhiễu và gặp tín hiệu giả.

- Mô hình ba nến thường cho tín hiệu mạnh hơn khi xuất hiện tại các vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh, hoặc khi đồng thuận với xu hướng chính. Tránh giao dịch ngược xu hướng nếu không có xác nhận rõ ràng.
- Không vội vào lệnh ngay khi mô hình hình thành. Hãy kiên nhẫn chờ thêm nến xác nhận (ví dụ: nến breakout vùng kháng cự/hỗ trợ) để tăng độ tin cậy.
- Mô hình nến ba nến không phải là ‘chén thánh”. Vì vậy, dù mô hình có đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng cần phải có điểm dừng.
- Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI, MA, Bollinger Bands…có thể giúp xác nhận xu hướng hoặc phân kỳ để nâng cao hiệu quả mô hình ba nến.
Lời kết
Chung quy lại, có thể thể thấy rằng mô hình nến ba nến là một trong những công cụ rất quan trọng và hữu ích đối với các nhà đầu tư ngoại hối. Tuy nhiên, để giao dịch hiệu quả, bạn cần kết hợp mô hình này với các yếu tố phân tích kỹ thuật khác và tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn chặt chẽ. Ngoài ra, việc hiểu rõ và luyện tập giao dịch với mô hình nến ba nến thường xuyên cũng sẽ giúp bạn nâng cao tỷ lệ thành công trong giao dịch và hạn chế rủi ro không đáng có. Chúc bạn giao dịch thành công!