Mô hình Gartley được phát triển bởi nhà giao dịch cùng tên Harold McKinley Gartley nằm trong cuốn sách Profits in the Stock Market xuất bản năm 1935 của ông. Mô hình này còn được gọi với tên gọi khác là mô hình Gartley 222 hoặc đơn giản hơn là mô hình 222, đây được xem là “một trong những cơ hội giao dịch tốt nhất trên thị trường”.
Cùng đánh giá sàn tìm hiểu về mô hình này ở bài viết dưới đây.
1. Mô hình Gartley là gì?
Mô hình Gartley thuộc mô hình giá Harmonic lâu đời và khá phổ biến. Mô hình này có hình dạng giống chữ M hoặc chữ W tùy thuộc vào việc mô hình tăng hay giảm.
Mô hình Gartley được bắt đầu từ điểm X và sau đó tại ra các dao động liên tiếp XA, AB,BC và CD cho đến khi nào điểm D được hoàn thành.
2. Quy tắc của mô hình Gartley
Cũng giống như các mô hình giá Harmonic khác, thì mỗi đoạn của mô hình Gartley phải tương ứng với các mức Fibonacci cụ thể:
- Đoạn XA: Biên độ XA không có yêu cầu cụ thể nào liên quan đến sự di chuyển của đoạn XA trong mô hình này.
- Đoạn AB: yêu cầu biên độ AB phải bằng 61.8% biên độ XA.
- BC: Di chuyển của BC ngược hướng với AB và phải kết thúc tại mức Fibonacci Retracement 0.382 hoặc 0.886 của đoạn AB.
- Đoạn CD di chuyển ngược với BC và:
- Nếu BC bằng 38.2% biên độ AB, thì biên độ CD sẽ bằng 127.2% biên độ của BC.
- Trường hợp biên độ BC bằng 88.6% biên độ AB, thì biên độ CD sẽ bằng 161.8% biên độ của BC.
- AD: Khi CD hoàn tất, nên đo biên độ AD. Một mô hình Gartley hợp lệ trên biểu đồ sẽ cho biên độ AD bằng 78.6% biên độ của XA.
3. Phân loại mô hình Gartley
3.1. Mô hình Bullish Gartley
Mô hình Bullish Gartley được bắt nguồn với một nhịp tăng giá đoạn XA tiếp đến là nhịp giảm giá AB, tiếp đến nữa là nhịp BC tăng giá, cuối cùng là nhịp CD giản một lần nữa.
Nhà đầu tư kỳ vọng một nhịp tăng giá từ điểm D thông qua cách di chuyển kết hợp với các tỷ lệ Fibonacci.
Mục tiêu đạt được của mô hình Bullish Gartley là sự mở rộng 161.8% của đoạn AD, nghĩa là DE = 1.618 AD.
3.2. Mô hình Bearish Gartley
Mô hình Bearish Gartley bắt đầu với một nhịp giảm giá đoạn XA, sau đó tới nhịp AB tăng giá và nhịp BC giảm, cuối cùng nhịp CD tăng trở lại một lần nữa.
Mô hình Bearish Gartley tương tự với mô hình Bullish Gartley nhưng đảo ngược lại.
Mục tiêu chính của mô hình Bearish Gartley là sự mở rộng 161.8% của đoạn AD, tức là DE = 1.618 AD.
4. Giao dịch với mô hình Bearish Gartley
4.1. Điểm vào lệnh
Trước khi thực hiện giao dịch với mô hình nào thì nhà đầu tư cũng cần xác định được tính hợp lệ của mô hình trước tiên. Trader có thể dùng công cụ Fibonacci để đảm bảo mô hình hợp lệ.
- Nhà đầu tư vào lệnh Buy tại điểm D nếu là mô hình là Bullish Gartley.
- Trái lại, trader vào lệnh Sell tại điểm D nếu đó là mô hình là Bearish Gartley.
4.2. Điểm dừng lỗ
Với mô hình Bullish Gartley nhà đầu tư nên đặt lệnh stop loss tại đáy D. Ngược lại với mô hình Bearish Gartley thì lệnh stop loss sẽ ở được đặt trên đỉnh D.
4.3. Điểm chốt lời
Mục tiêu của giá sau khi kết thúc mô hình Gartley là tại điểm E mở rộng 161.8% của AD. Cũng có nghĩa là DE = 1.618 AD.
Tùy vào các điều kiện khác nhau mà nhà đầu tư có thể thực hiện việc chốt lời phù hợp. Nếu thị trường di chuyển đúng hướng với lực mạnh thì trader có thể dời stop loss về hòa hoặc cũng có thể trailing stop để đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Ví dụ về giao dịch với mô hình Gartley: giao dịch với mô hình Bearish Gartley trên biểu đồ cặp Forex AUD/CHF khung H4.
Biểu đồ thể hiện cặp tiền AUD/CHF trên khung thời gian H4, nhà đầu tư có thể thấy đoạn AB tăng điều chỉnh 61.8% so với XA, BC giảm điều chỉnh 88.6% so với AB, CD mở rộng 161.8% so với BC đồng thời AD là điều chỉnh 78.6% của XA. Đây chính là dấu hiệu của mô hình Bearish Gartley.
Lúc này nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh Buy tại điểm D và đặt stop loss ngay trên điểm D và take profit tại điểm E với DE là mở rộng 161.8% của AD.
Phần kết
Cũng là một trong những mô hình giá thuộc nhóm mô hình Harmonic, mô hình Gartley được sử dụng khá phổ biến bởi mức độ hiệu quả của mô hình này. Tương tự, để đạt được hiệu quả giao dịch tốt nhất, trader cũng nên đợi cho đến khi mô hình thực sự được hoàn thành.