Mô hình Cốc tay cầm là một mẫu biểu đồ đảo chiều tăng cũng có thể là sau khi điều chỉnh hoặc là xu hướng giảm dài hạn, mô hình này được các người chơi chứng khoán hay Forex sử dụng để nắm bắt sự bùng nổ và sự đột phá của giá. Mô hình Cốc tay cầm còn được gọi với các tên khác là Cup and Handle Pattern.
Hiểu và nắm rõ được chiến lược giao dịch Cốc tay cầm chính là một vũ khí quan trọng sẽ giúp các nhà đầu tư thuận lợi trong quá trình giao dịch. Bài viết dưới đây đánh giá sàn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về mô hình này.
1. Mô hình Cốc cầm tay là gì và cơ chế hoạt động như thế nào?
Mô hình Cốc tay cầm là một mẫu biểu đồ khá quan trọng, xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng tăng giá và nó cũng sẽ củng cố cho xu hướng này của thị trường.
Vậy mô hình cốc tay cầm xuất hiện khi nào?
Nhà giao dịch có thể thấy được rằng mô hình này xuất hiện trong một xu hướng giá tăng. Phần cốc của mô hình là sự hồi giá tăng lên từ trước đó và xuất hiện khi giá lúc này bắt đầu giảm nhẹ, sau đó thì đáy sẽ tăng nhẹ một lần nữa, tạo thành hình chữ “U” giống như phần đáy 1 chiếc cốc. Còn phần tay cầm của mô hình là phần hồi giá đi xuống nằm bên phải của cốc tiếp sau đó là sự đảo chiều ngược lên theo hướng mức giá đỉnh bên trái của cốc.
Cấu trúc của mô hình Cốc tay cầm sẽ gồm có 2 phần:
Cốc – thị trường Forex giảm giá rồi tăng giá đều, sẽ tạo nên một đường vòng cung, phần này hình thành sau một đợt tăng giá của thị trường và có dạng đáy vòng xuống đó chính là phần cốc.
Tay cầm – sau khi phần cốc được hoàn thành, một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái tay cầm của cốc.
2. Vậy tại sao là có mô hình Cốc tay cầm và ý tưởng sau nó là gì ?
Sau khi cốc của mô hình được hình thành lúc này thị trường cho thấy chạm đáy khi nó tạo ra mức giá thấp cao hơn đối với điểm kháng cự. Sau đó cách mà mức giá phản ứng lại kháng cự là rất quan trọng vì nó cho các trader biết là lúc này có còn áp lực bán ra đang rình rập xung quanh hay là không.
Nếu nhà giao dịch thấy một đợt bán tháo lớn từ kháng cự thì lúc này mô hình sẽ vô hiệu hóa và đây chính là dấu hiệu cho nhà đầu tư biết rằng thị trường chưa sẵn sàng để tăng cao hơn.
Ngược lại nếu nhà giao dịch thấy giá đang ở mức kháng cự thì đó là dấu hiệu nhận biết sức mạnh tăng vì nó sẽ cho bạn biết được người mua sẵn sàng mua ở mức giá cao như thế này.
Cuối cùng khi giá vượt mức kháng cự thì mô hình Cup and Handle được xác nhận là thời điểm thị trường sẵn sàng để tăng cao hơn.
3. Xác nhận giao dịch ở mô hình cốc tay cầm( Cup and Handle)
Mô hình Cup and Handle xuất hiện khi mà giá phá vỡ trên mức Handle – đây được xác định là nơi mà nhà đầu tư có thể tham gia để thực hiện giao dịch.
Vậy theo bạn, các trader có nên đợi nến đóng cửa rồi mới vào thị trường không?
Trường hợp này nếu chờ đợi nến đóng cửa thì giúp nhà đầu tư sẽ tránh được các sự vỡ vỡ giả (Fakeout). Tuy nhiên thị trường lại đóng cửa cao hơn nhiều và bạn nhận được một điểm vào không tốt nữa, điều này sẽ dẫn đến một điểm dừng lỗ xa và kích thước vị thế sẽ nhỏ hơn trong giao dịch của bạn.
Câu hỏi đặt ra lúc này là nhà giao dịch có nên đặt lệnh chờ Buy Stop không?
Điểm hay của lệnh Buy stop này ở chỗ là điểm vào lệnh của nhà đầu tư sẽ ở trên mức cao của Handle và nếu đột phá giá là có thật thì đó là một trong những mức giá tốt nhất để các trader có thể tham gia.
4. Giao dịch ở mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) như thế nào ?
Cách giao dịch tại mô hình này được các người chơi chứng khoán đánh giá cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cân nhắc để lựa chọn đúng thời điểm thích hợp để vào lệnh Buy mà thôi.
Nhà đầu tư nên vào giao dịch lệnh Buy khi mà đáy của cốc mô hình vừa mới vừa hình thành. Thời điểm này bạn phải theo dõi khi đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo ra đáy cốc. Khi đường giá chớm cong lên, kéo theo đó là khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước đó thì lúc này trader nên mua vào.
Hoặc cách khác nhà giao dịch cũng có thể mua tại đáy của tay cầm của mô hình. Thường thì khoảng cách từ miệng của cốc xuống tới đáy tay cầm bằng ⅓ chiều cao của cốc, thời điểm này bạn cũng nên cân nhắc để mua vào.
Cuối cùng là nhà đầu tư cũng có thể mua khi giá Breakout vượt miệng cốc. Thông thường khối lượng tại phiên vượt sẽ cao hơn khối lượng trung bình của tay cầm.
Vòng thời gian của mô hình Cup and Handle
Trong 1 cuốn sách O’Neil cho rằng, mô hình cốc tay cầm này sẽ có thời gian kéo dài từ 1 đến 6 tháng trên thị trường. Nhưng lý tưởng nhất thì chiều dài cơ bản của mô hình này đạt ít nhất 7 tuần, tuần giảm đầu tiên được tính là tuần số 1.
Cũng theo đó nhận định của William O’Neil vào năm 2002 mô hình Cup and Handle thường được hình thành trước một xu hướng tăng từ 30% trở lên phải mất từ 7 đến 65 tuần thì mới có thể hình thành nhưng đa số là 3-6 tháng
5. Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) đảo ngược
Ở 1 khía cạnh khác các trader nhận thấy được một mô hình Cup and Handle đảo ngược. Xu hướng trước của mô hình này là xu hướng giá có thể tăng hoặc cũng có thể giảm. Bulkowski (2005) đã giải thích với mô hình cốc tay cầm đảo ngược này thì giá thật ra tăng trước mô hình hơn một nửa thời gian. Ngay sau đó thì giá bắt đầu tăng nhẹ và sẽ tạo thành một đầu cong và tiếp theo giá lại bắt đầu đi xuống tạo thành hình mái vòm.
Về phần tay cầm là phần hồi giá hướng lên của phần bên phải cốc, sau đó cũng sẽ đảo chiều đi xuống theo hướng về phía mức giá của phần bên trái của cốc, tuy nhiên phần này sẽ không tăng nhiều bằng phần đỉnh của đáy cốc.
6. Tâm lý khi giao dịch mô hình Cup and Handle
Phần chữ ‘U’ của cốc là nơi giá giảm chính điều này thường dễ làm các nhà đầu tư bị nản chí. Điều này dễ nhận thấy khi khối lượng giao dịch ở phần bên trái của cốc bị suy giảm. Khi giá đạt tới một mức mà các tổ chức cũng như những nhà giao dịch lớn nhìn thấy được giá trị thì lúc này họ sẽ bắt đầu tích lũy cổ phiếu điều này được thể hiện rõ nhất khi có một sự gia tăng về khối lượng giao dịch.
Tuy nhiên khi mà mức giá chạm tới phía bên trái của cốc thì lúc đó giá ở đó sẽ đóng vai trò là một đường kháng cự và đây là thời điểm các người chơi tiến hành chốt lời. Việc các nhà đầu tư đồng loạt chốt lời sẽ tạo ra phần tay cầm của cốc. Và lúc này các nhà giao dịch lại tiếp tục mua thêm một lần nữa và lúc này giá lại một lần nữa quay trở lại đạt đến mức kháng cự
Khi giá mà vượt qua đường kháng cự thì thời gian tích lũy giá kéo dài nhiều tháng xem như đã kết thúc và giá tiếp tục tăng. Sự phá vỡ này đồng thời thu hút được sự chú ý của những trader theo hướng mạnh và chính những người này sẽ giúp tăng khối lượng giao dịch và sẽ tạo sức mạnh hơn nữa cho sự phá vỡ.
7. Những điểm hạn chế của mô hình cốc tay cầm
Cũng như hầu hết những chỉ báo kỹ thuật khác, thì mô hình cốc tay cầm được đánh giá sử dụng chung với các tín hiệu và những chỉ báo khác, trước khi nhà đầu tư quyết định đưa ra giao dịch bởi vì mô hình nào cũng có hạn chế và Cup and Handle cũng không ngoại lệ.
Đầu tiên là mất khá nhiều thời gian để mô hình này có thể hoàn hiện đầy đủ nhất, điều này khiến nhiều trader có thể là ra quyết định muộn.
Thứ 2 là được nhắc đến chính là độ sâu phần cốc của mô hình này. Có lúc cốc nông là tín hiệu nhưng cũng có trường hợp là cốc khá sâu mới tạo ra được tín hiệu đúng. Tuy nhiên cũng sẽ có mô hình được hình thành nhưng lại không có tay cầm.
Và cuối cùng là đa số các mô hình kỹ thuật được đánh giá không quá tin cậy trong trường hợp các cổ phiếu kém thanh khoản.
Kết luận:
Bài viết trên là những giới thiệu cơ bản của đánh giá sàn về mô hình Cốc tay cầm ( Cup and Handle), qua đó có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn phần nào về mô hình, cấu tạo cũng như cách thức giao dịch của mô hình giá này. Ngoài ra thì để trở thành trader chuyên nghiệp ngoài việc chuẩn bị kiến thức thì bạn cần phải theo dõi các tin tức về nền kinh tế để nắm được những diễn biến cơ bản trên thị trường tài chính và xu hướng tăng giảm tiếp theo dài hạn của một loại tiền tệ nào đó.