Hội chứng tâm lý FOMO là một trong những hội chứng phổ biến mà các nhà đầu tư dù mới hay đã có kinh nghiệm nhiều năm cũng vẫn gặp phải và cũng thường có các quyết định sai lầm liên quan đến hội chứng này. Vậy hội chứng FOMO là gì? Ảnh hưởng như thế nào trong giao dịch của nhà đầu tư như thế nào? Bài viết sau, đánh giá sàn sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
1. Hội chứng tâm lý FOMO
FOMO được viết tắt từ Fear Of Missing Out có nghĩa là sợ bị bỏ hơi, bỏ lỡ. Những người gặp phải hội chứng này thường rơi vào cảm xúc lo sợ rằng bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó, cảm xúc này khiến cho người gặp phải bị ám ảnh rằng những người xung quanh sẽ đạt được điều gì đó. Vì vậy, hội chứng FOMO thôi thúc người này phải hành động tại thời điểm thiếu lý trí có thể dẫn đến những quyết định nóng vội và sai lầm.
2. Tác động của FOMO
Hội chứng FOMO xảy ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nhưng nhiều nhất vẫn là trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Rất nhiều nhà đầu tư mắc phải hội chứng này, ngay cả đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp dẫn đến những quyết định mang tính thiệt hại cao.
FOMO xảy ra khi trader bị ám ảnh bởi thành công của người khác, không mong muốn bỏ qua cơ hội lần này dẫn đến quyết định sai lầm. Trên thực tế FOMO xảy ra khi giá tăng mạnh, đây là vấn đề rất nhiều người chơi gặp phải.
Ví dụ nếu giá cổ phiếu tăng cao, người chơi sợ rằng sẽ mất cơ hội sở hữu cổ phiếu đang tăng mạnh nên quyết định mua. Việc này dẫn đến việc giá cổ phiếu có thể bước vào giai đoạn cao trào rồi tạo đỉnh sau đó thì giảm mạnh, nhà đầu tư mắc phải hội chứng tâm lý FOMO sẽ chịu những tổn thất nặng nề. Vì vậy, hội chứng FOMO trong đầu tư tài chính là nguyên nhân làm cho nhiều nhà đầu tư rơi vào trường hợp mua đỉnh bán đáy, chịu thiệt hại lớn.
FOMO từng tạo những con sóng thần lớn trên thị trường tài chính thế giới điển hình như bong bóng dotcom đầu tư vào các công ty về Internet những năm 2000 tại nước Mỹ. Rất nhiều nhà đầu tư sợ bỏ lỡ con sóng nên đã mua sau đó các bong bóng dotcom tan vỡ, các công ty Internet trở về giá trị thực = 0 khiến rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí phá sản.
3. Các yếu tố tạo nên hội chứng FOMO
- Sự biến động thị trường: thị trường tài chính biến động liên tục cũng sẽ ảnh hưởng tâm lý trader.
- Giao dịch thắng lớn: người chơi liên tục tìm kiếm các cơ hội mới và chẳng may bị cuốn vào lúc nào không hay, tuy nhiên, người chơi sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi một chuỗi thắng hay chuỗi thua dài.
- Sự trùng lặp: Một số người chơi thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn: vào lệnh, cảm thấy lo lắng và đóng vị thế, sau đó lại cảm thấy tiếc nuối và thất vọng nên lại vào tiếp một giao dịch khác, rồi lại sợ hãi, rồi lại đóng lệnh,…. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tổn thất lớn hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng sẽ dễ bị rơi vào hội chứng tâm lý FOMO bởi những tin đồn trên thị trường, lo sợ bỏ rơi hay đứng ngoài các cơ hội.
4. Cách để vượt qua được hội chứng tâm lý FOMO
- Nắm rõ thị trường: thị trường luôn biến động liên tục, chính vì vậy rất khó để nắm bắt được xu thế. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên hiểu rằng thị trường luôn có rất nhiều cơ hội, nhà đầu tư nên cân nhắc thời điểm giao dịch phù hợp tránh bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO. Trong trường hợp giá tăng quá cao thì tốt nhất trader nên đứng ngoài cuộc chơi.
- Cắt lỗ đúng lúc: thực hiện việc cắt lỗ sẽ giúp trader hạn chế được tối đa rủi ro, hoặc trong trường hợp xấu nhất thì vẫn có thể giữ lại với một số vốn nhỏ.
- Quản lý vốn hiệu quả: phân phối và quản lý vốn hiệu quả là yếu tố giúp người chơi có thể giảm thiểu rủi ro do hội chứng tâm lý FOMO gây ra. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn hiệu quả sẽ giúp người chơi duy trì được khoản lợi nhuận ổn định.
- Xác định phong cách đầu tư: mỗi nhà đầu tư cần xác định phong cách giao dịch ngắn, trung hay dài hạn sao cho phù hợp. Đối với những nhà đầu tư mang phong cách giao dịch lướt sóng thì hội chứng tâm lý FOMO sẽ mang lại những tác động tích cực. Ngược lại, với những người chơi theo phong cách giao dịch trung và dài hạn thì FOMO sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực.
- Chờ đợi cơ hội: thị trường biến động liên tục, vì vậy cơ hội sẽ luôn xảy ra, nếu bỏ qua cơ hội này, nhà đầu tư không nên quá tiếc nuối, bạn có thể chờ đợi các tín hiệu của cơ hội sau có thể sẽ là dấu hiệu tốt hơn nhiều.
Phần kết
Trên đây là những thông tin về hội chứng tâm lý FOMO mà đánh giá sàn muốn gửi đến bạn đọc. Nhà đầu tư có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để tránh bị rơi vào hội chứng FOMO và những tác động xấu từ những giao dịch bị ảnh hưởng.