Để đánh giá sự uy tín của một sàn giao dịch Forex, đa số nhà đầu tư sẽ xem xét về yếu tố pháp lý của nó và ở đây chính là giấy phép giao dịch. Một trong những giấy phép thể hiện mức độ uy tín của sàn giao dịch tài chính là giấy phép CySEC. Vậy loại giấy phép này là gì? Nó có chức năng như thế nào và những sàn môi giới nào có đủ tiêu chuẩn để được nó cấp phép hoạt động, cùng đánh giá sàn tìm hiểu ở bài viết sau đây.
1. Chứng chỉ giấy phép CySEC là gì?
CySEC là từ viết tắt của Cyprus Securities and Exchange Commission, tức là Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp. Đây là cơ quan tài chính được thành lập với mục đích giám sát, kiểm soát các thị trường đầu tư tài chính, trụ sở đặt tại Síp. Đồng thời, CySEC cũng là tổ chức chịu trách nhiệm giám sát các công ty cung cấp các dịch vụ hành chính, không được quy định bởi Hiệp hội luật sư Síp và ICPAC.
2. Điều kiện để có được giấy phép CySEC
- Sàn ngoại hối phải có trụ sở chính hoặc phải có văn phòng hiện diện tại Síp, và vốn điều lệ của sàn từ 30.000 USD.
- Sàn ngoại hối phải có tính cạnh tranh về mô hình kinh doanh và khả năng về tài chính mạnh mẽ.
- Sàn Forex phải có quỹ đền bù cho khách hàng và khoản tiền này được kiểm tra thường xuyên bởi tổ chức.
- Sàn Forex phải chịu giám sát cùng sự điều chỉnh đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy trình của tổ chức.
3. CySEC quản lý hoạt động của các sàn Forex như thế nào?
- Thành viên của tổ chức CySEC được yêu cầu báo cáo tài chính hằng năm nhưng phải qua dịch vụ kiểm toán quốc tế.
- Các sàn Forex chịu sự quản lý của CySEC đảm bảo trách nhiệm các trader không bị phá vỡ hoặc ghi nợ bằng cách đảm bảo tuân thủ ICF (Quỹ bồi thường đầu tư).
- ICF cung cấp khoản bồi thường lên tới 20.000 EURO nếu trường hợp nhà môi giới phá sản, giúp khách hàng bảo vệ số tiền đáng kể vốn giao dịch của họ.
4. Vai trò và mục tiêu của tổ chức CySEC
- CySEC cấp phép hoạt động cho các sàn chứng khoán, Forex và CFD.
- Kiểm tra, giám sát tất cả các thông tin, quá trình hoạt động của tổ chức, công ty có sở hữu giấy phép CySEC nhằm đảo bảo tính minh bạch của sàn.
- Theo dõi kết quả hoạt động của các công ty tài chính và chứng khoán.
- Luôn luôn tiếp thu và xây dựng các quy tắc giám sát mới cho những sản phẩm hiện hành.
5. Các sàn môi giới chịu sự quản lý như thế nào khi được cấp phép bởi CySEC
- Tổ chức CySEC sẽ quản lý các thành viên của họ thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Quan sát, bảo vệ và quản lý tài khoản cùng công cụ tài chính của nhà giao dịch của sàn.
- Những sàn môi giới được cấp phép bởi CySEC được đánh giá là những sàn uy tín. Tổ chức CySEC sec luôn giám sát chặt chẽ những hoạt động của sàn ngoại hối và sẽ điều chỉnh nếu như sàn đó có những hành động không minh bạch.
6. Những nhà môi giới được cấp phép bởi CySEC
Được cấp phép bởi những tổ chức tài chính là minh chứng cho sự minh bạch của những sàn Forex uy tín. Để có được giấy phép của CySEC, đòi hỏi nhà môi giới phải đạt được những tiêu chí nhất định ở trên. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều nhà môi giới được cấp phép hoạt động của CySEC, có thể kể đến:
- Sàn Lite Forex
- Sàn eTORO
- Sàn XTB
- Sàn FBS
- Sàn BDSwiss
- Sàn IC Markets
- Sàn HotForex
- Sàn XM
- Sàn Exness
- Sàn Tickmill
- Sàn Admiral Markets
- Sàn FxPro
- Sàn FXTM
- …..
Kết luận
Việc nhà môi giới hữu nhiều loại giấy phép không chỉ để tạo được lòng tin cho khách hàng mà nó còn là phương tiện để cạnh tranh với các sàn môi giới khác.
Mặc dù không được đánh giá cao như giấy phép FCA và ASIC, bởi giấy phép CySEC không quá chặt chẽ, tuy nhiên cũng có rất nhiều sàn muốn sở hữu được loại giấy phép này chính vì khả năng giám sát chặt chẽ các hoạt động của sàn Forex.
Ngoài ra, khi một sàn môi giới sở hữu giấy phép CySEC thì việc giải quyết khiếu nại của khách hàng sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, về phía CySEC họ luôn luôn tiếp thu những đánh giá của khách hàng và sàn môi giới để ngày càng hoàn thiện việc giám sát của mình.