Review Oanda - Sàn Oanda uy tín hay lừa đảo?

Oanda

6.8

Thị trường Forex phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây là cơ hội kiếm lời không chỉ của nhà đầu tư mà còn cả những nhà môi giới. Hiện nay, nhiều Forex Broker liên tục xuất hiện trên thị trường khiến cho sự cạnh tranh cũng ngày càng tăng cao. Hôm nay, đánh giá sàn…

Xem đánh giá
Thông tin Sàn
  • Min Spread: 0.4
  • Min Deposit: 1
  • Max Leverage: 1:100
  • Bonus: cập nhật
  • Trading Flatforms: MT4, nền tảng Oanda
  • Support: không hỗ trợ tiếng Việt
  • Deposit Methods: Chuyển khoản ngân hàng, Internet Banking, Thẻ credit/debit cards và Bpay. China Payment
  • Type of Brokers:
  • Sản phẩm giao dịch: Forex, kim loại, hàng hóa, chỉ số và trái phiếu.
  • Regulated by: FCA, FSA, IIROC, NFA..

Chi tiết đánh giá

Thị trường Forex phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây là cơ hội kiếm lời không chỉ của nhà đầu tư mà còn cả những nhà môi giới. Hiện nay, nhiều Forex Broker liên tục xuất hiện trên thị trường khiến cho sự cạnh tranh cũng ngày càng tăng cao. Hôm nay, đánh giá sàn sẽ giới thiệu về sàn giao dịch Oanda. Cùng tìm hiểu xem nhà môi giới này có thực sự uy tín hay không?

1. Tổng quan về sàn giao dịch Oanda

Tổng quan về sàn giao dịch Oanda
Tổng quan về sàn giao dịch Oanda

Sàn giao dịch Oanda được thành lập từ những năm 1996 bởi Tiến sĩ Michael Stumm và Tiến sĩ Richard Olsen, sàn có trụ sở chính được đặt tại New York. 2 người sáng lập Tiến sĩ Michael Stumm và Tiến sĩ Richard Olsen vốn là nhà khoa học máy tính và nhà kinh tế chính vì vậy họ mong muốn thành lập nên một nhà môi giới Forex minh bạch đến cho khách hàng..

2. Chính sách hoạt động và chương trình đảm bảo cho khách hàng của sàn giao dịch Oanda

2.1. Chính sách hoạt động của sàn Oanda

Tại mỗi khu vực, các công ty con của Oanda đều được quản lý và chịu sự kiểm soát của những cơ quan quản lý tài chính uy tín.

  • Oanda Corporation là nhà môi giới ngoại hối và là một cơ quan kinh doanh hợp đồng tương lai được cấp phép bởi Ủy ban giao dịch hợp đồng tương lai và là thành viên của NFA – Hiệp hội kinh doanh hợp đồng tương lai quốc tế, với số giấy phép 0325821.
  • Oanda (Canada) Corporation ULC được cấp phép bởi IIROC – Tổ chức kiểm soát đầu tư Canada.
  • Oanda Europe Ltd là công ty được ủy quyền và cấp phép bởi tổ chức FCA – Cơ quan kiểm soát tài chính Vương Quốc Anh với số giấy phép 542574
  • Oanda Asia Pacific Pte Ltd sở hữu giấy phép Dịch vụ thị trường vốn, được cấp bởi Cơ quan tiền tệ Singapore
  • Oanda Australia Pty Ltd được cấp giấy phép bởi ASIC – Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc, số giấy phép AFSL 412981
  • Oanda Japan Co Ltd được cấp phép, chịu sự quản lý và kiểm soát bởi JP FSA – Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản, số giấy phép 4010001122945.
Chính sách hoạt động và chương trình đảm bảo cho khách hàng của sàn giao dịch Oanda
Chính sách hoạt động và chương trình đảm bảo cho khách hàng của sàn giao dịch Oanda

2.2. Chương trình đảm bảo cho khách hàng của Oanda

Đối với khách hàng Việt Nam, khi đăng ký tài khoản giao dịch tại nhà môi giới Oanda, mọi dịch vụ và quyền lợi sẽ được cung cấp và bảo đảm bởi Oanda Australia Pty Ltd.

Là thành viên của IIROC,  theo đó, tài khoản của người chơi sẽ được bảo vệ bởi Quỹ bảo vệ nhà đầu tư Canada.

Tài khoản của khách hàng sẽ được tách biệt với tài khoản của công ty, đảm bảo tính minh bạch và tránh các trường hợp gian lận sử dụng tài khoản của khách hàng với mục đích khác.

Gần 25 năm hoạt động trên thị trường, sàn giao dịch Oanda cũng đã mang về hơn 35 giải thưởng lớn trong lĩnh vực tài chính, gần đây nhất phải kể đến Nền tảng giao dịch Forex tốt nhất 2018 của FX Week – eFX Awards, giải thưởng Công nghệ giao dịch Forex tốt nhất 2017 của UK Forex Awards…

3. Sản phẩm giao dịch của sàn Oanda

Cũng giống như các nhà môi giới khác, Oanda cung cấp một số loại tài sản phổ biến: Forex, kim loại, hàng hóa, chỉ số và trái phiếu.

  • Forex: Oanda cung cấp hơn 55 cặp tiền tệ, bao gồm các cặp tiền chính, cặp tiền chéo và cặp tiền ngoại lai (exotic) – là cặp tiền được tạo thành từ một đồng tiền chính và một đồng tiền của nền kinh tế mới nổi hoặc nền kinh tế nhỏ, như cặp USD/TRY
  • Sản phẩm hàng hóa: bao gồm 4 loại nông sản (bắp, lúa mì, đường, đậu nành) và 3 loại năng lượng là (dầu Brent, dầu WTI, khí gas tự nhiên)
  • Chỉ số: với 16 chỉ số chứng khoán đến từ nhiều thị trường khác nhau như thị trường Mỹ, Anh, Úc, Hong Kong…
  • Trái phiếu: sàn cung cấp 6 trái phiếu từ 2 thị trường Anh và Mỹ: UK 10Y Gilt, US T-Bond…
  • Kim loại: có 4 kim loại được giao dịch tại Oanda, đó là vàng, bạc, platinum và palladium, trong đó, vàng và bạc được báo giá theo nhiều đơn vị tiền tệ và báo giá chéo tạo thành cặp Gold/Silver.
  • Hiện nhà đầu tư cũng đã có thể giao dịch tiền điện tử nhưng chỉ giao dịch được 2 loiạ chính là Bitcoin và Mini Bitcoin.

4. Các loại tài khoản khi giao dịch tại nhà môi giới Oanda

Hiện sàn giao dịch Oanda chỉ cung cấp 2 loại tài khoản để nhà đầu tư sử dụng, đó là tài khoản Standard và tài khoản Premium

4.1. Tài khoản Standard

Tài khoản này phù hợp với những nhà đầu tư nhỏ với số vốn ít:

  • Tiền nạp tối thiểu: 1 USD
  • Đòn bẩy tối đa: 1:100
  • Chênh lệch từ: 0.1
  • Hoa hồng giao dịch: 3.5 USD/lot
  • Sản phẩm giao dịch: Forex (70 cặp), chỉ số, trái phiếu và hàng hóa CFD

4.2. Tài khoản Premium

Phù hợp với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, số vốn lớn, phí spread cũng sẽ thấp hơn.

  • Tiền nạp tối thiểu: 50.000 USD
  • Đòn bẩy tối đa: 1:100
  • Chênh lệch từ: 0.6
  • Hoa hồng giao dịch: không tính phí
  • Sản phẩm giao dịch: Forex, chỉ số, trái phiếu và hàng hóa CFD

5. Nền tảng giao dịch của nhà môi giới Oanda

Sàn giao dịch Oanda cũng sử dụng nền tảng giao dịch phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đó là nền tảng MT4 và 1 nền tảng đặc quyền nền tảng của Oanda.

  • Nền tảng MT4 với nhiều tính năng nổi bật như (cung cấp hơn 50 chỉ báo, công cụ phân tích biểu đồ, 9 khung thời gian, tin tức kinh tế cập nhật hàng ngày, sử dụng trên máy tính và các thiết bị di động…)
  • Nền tảng giao dịch của Oanda: nền tảng giao dịch này được sử dụng trên máy tính, điện thoại và cả trực tiếp trên website, với những tính năng nổi bật:
    • Autochartist: dùng phân tích biểu đồ, cung cấp những tín hiệu giao dịch chính xác và kịp thời nhất đến với trader.
    • Cung cấp tất cả tin tức trên thị trường
    • Đầy đủ các chỉ báo kỹ thuật như nền tảng MT4
    • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Nền tảng giao dịch của nhà môi giới Oanda
Nền tảng giao dịch của nhà môi giới Oanda

6. Các mức phí của sàn giao dịch Oanda

  • Đòn bẩy tối đa sàn Oanda hỗ trợ là 1:100 thấp hơn nhiều so với các nhà môi giới khác. Mức đòn bẩy này cũng còn phụ thuộc vào sản phẩm khác nhau.
Các mức phí của sàn giao dịch Oanda
Các mức phí của sàn giao dịch Oanda
  • Phí commission: sàn Oanda không áp dụng phí hoa hồng cho tất cả các sản phẩm và tài khoản giao dịch.
  • Spread: chỉ những trader có vốn lớn được đăng ký tài khoản Premium mới được áp dụng spread thấp, chỉ từ 0.4 pips. Tài khoản Standard dành cho phần lớn các trader khác có spread khá cao trên thị trường.

7. Các hình thức nạp/rút tiền của Oanda

Có 4 hình thức nạp/rút tiền được áp dụng tại Oanda: Chuyển khoản ngân hàng, Internet Banking, Thẻ credit/debit cards và Bpay, ngoài ra còn có hình thức China Payment áp dụng cho khách hàng Trung Quốc.

Các hình thức nạp/rút tiền của Oanda
Các hình thức nạp/rút tiền của Oanda

8. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Đội ngũ Support của sàn được đánh giá chuyên nghiệp, tuy nhiên hiện sàn giao dịch Oanda không có hỗ trợ tiếng Việt, đây cũng là một bất lợi cho một số trader Việt Nam. Khi người chơi đăng ký tài khoản sẽ có nhân viên trực thuộc trụ sở ở Singapore gọi điện hướng dẫn bằng tiếng Anh.

9. Nhà môi giới Oanda có uy tín để đầu tư?

Được thành lập từ những năm 1996 đến năm gần 25 năm hoạt động cũng cho thấy sự tồn tại bền vững trên thị trường.

Sàn Oanda cũng đạt được nhiều giải thưởng minh chứng cho sự hoạt động hiệu quả của nhà môi giới này.

Bên cạnh đó sàn cũng được cấp phép bởi nhiều cơ quan tài chính uy tín như FCA, FSA, IIROC, NFA… cho thấy sự hoạt động minh bạch và mức độ uy tín của Oanda.

Tuy nhiên, sàn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:

  • Sản phẩm giao dịch còn hạn chế
  • Tỷ lệ đòn bẩy thấp
  • Spread trên tài khoản Standard cao
  • Nạp/rút tiền xử lý lâu, tốn phí
  • Không có văn phòng đại diện tại Việt Nam

Phần kết

Những thông tin trên giúp nhà đầu tư hiểu thêm về sàn giao dịch Oanda cũng như có nhận định về quá trình hoạt động của sàn có thực sự uy tín hay không. Chúc bạn giao dịch thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *