Thuật ngữ định chế tài chính có thể không còn xa lạ gì, tuy nhiên nhiều người hẳn chưa nắm rõ được hết về ý nghĩa cũng như hiểu được đây thực sự là gì? Một số các định chế tài chính lớn có thể đề cập như JP Morgan Chase, HSBC, Goldman Sach hay Morgan Stanley..Bài viết hôm nay, đánh giá sàn sẽ gửi giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc về định chế tài chính cũng như vai trò của chúng như thế nào?
1. Khái niệm về định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính tiếng Anh được gọi là Financial Institution, một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhằm xử lý các giao dịch tài chính và tiền tệ như tiền gửi, cho vay, đầu tư cũng như việc trao đổi tiền tệ. Các tổ chức tài chính bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính gồm có ngân hàng, công ty tín thác, công ty bảo hiểm, công ty môi giới và đại lý đầu tư.
Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc là mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính.
Ngoài ra, các định chế tài chính còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, các hợp đồng về hưu trí, giữ hộ tài sản hay một cơ chế cho việc thanh khoản, chuyển tiền và lưu trữ thông tin tài chính.
Xem thêm: Cách kiếm tiền từ Forex
2. Vai trò của định chế tài chính
Các định chế tài chính đóng vai trò như một người trung gian kết nối, chính vì vậy nó có vai trò quan trọng không nhỏ đối với nền kinh tế:
- Giảm thiểu chi phí giao dịch: định chế tài chính là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống tài chính giúp những nhà đầu tư giảm các chi phí giao dịch ví dụ như: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch hay chi phí do quy mô…
- Giảm thiểu mức rủi ro cho nhà đầu tư: các dịch vụ định chế tài chính cung cấp rát phong phú và đa dạng, chính vì thế nó góp phần giảm thiểu được rủi ro cho trader bởi nhờ việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
- Tạo lập cơ chế thanh khoản: vai trò thứ 3 được đề cập đến là một số định chế tài chính đóng vai trò cung cấp các phương tiện thanh toán như ngân hàng thương mại, việc thanh toán không cần tiền mặt giúp cho thị trường được vận hành một cách nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Tải về phần mềm MT4 Forex
3. Cách thức hoạt động của các định chế tài chính
Hoạt động tài chính là một phần quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào, với các cá nhân và công ty dựa vào các định chế tài chính để giao dịch và đầu tư. Các chính phủ coi việc giám sát và điều tiết các ngân hàng và tổ chức tài chính là cấp thiết vì chúng đóng vai trò như một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Trong lịch sử, những vụ phá sản của các tổ chức tài chính có thể tạo ra sự hoảng loạn.
Ví dụ: Tại Hoa Kỳ, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) bảo hiểm các tài khoản tiền gửi thông thường để trấn an các cá nhân và doanh nghiệp về sự an toàn tài chính của họ với các tổ chức tài chính.
4. Một số loại định chế tài chính
Các định chế tài chính cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau cho đối tượng khách hàng cá nhân và thương mại. Các dịch vụ cụ thể được cung cấp rất khác nhau giữa các loại định chế tài chính khác nhau.
4.1. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại tổ chức tài chính nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ tài khoản séc, cho vay kinh doanh, cá nhân và thế chấp và cung cấp các sản phẩm tài chính cơ bản như chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
4.2. Ngân hàng đầu tư
Các ngân hàng đầu tư chuyên cung cấp các dịch vụ được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, ví dụ như tài trợ chi tiêu vốn và việc chào bán cổ phần, bao gồm cả phát hành lần đầu ra công chúng. Ngân hàng đầu tư cũng cung cấp các dịch vụ môi giới cho các nhà đầu tư, đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường cho các sàn giao dịch và quản lý các hoạt động sáp nhập, mua lại và tái cấu trúc doanh nghiệp khác.
4.3. Các công ty bảo hiểm
Công ty cung cấp bảo hiểm cho cá nhân hay tập đoàn, là một trong những dịch vụ tài chính lâu đời nhất. Bảo vệ tài sản và bảo vệ trước rủi ro tài chính, được đảm bảo thông qua các sản phẩm bảo hiểm, là một dịch vụ thiết yếu tạo điều kiện cho các khoản đầu tư cá nhân và doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4.4. Công ty môi giới
Các công ty môi giới như nhà cung cấp quỹ tương hỗ và quỹ giao dịch hối đoái cung cấp các dịch vụ đầu tư bao gồm quản lý tài sản và dịch vụ tư vấn tài chính và cung cấp quyền truy cập vào các sản phẩm đầu tư có thể bao gồm từ cổ phiếu và trái phiếu đến các khoản đầu tư thay thế ít được biết đến hơn như quỹ phòng hộ và đầu tư cổ phần tư nhân.
Xem thêm: Tổng hợp các giấy phép về sàn Forex
Phần kết
Trên đây là những thông tin về định chế tài chính và vai trò của nó như thế nào. Định chế tài chính có thể được phân thành 2 nhóm chính là Định chế tài chính trung gian và Định chế tài chính bán trung gian.
Các định chế tài chính trung gian gồm:
- Tổ chức nhận tiền gửi: ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay…
- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp…
- Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, quỹ đầu tư..
Các định chế tài chính bán trung gian là một nhà môi giới ví dụ như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư.
Nguồn: https://www.investopedia.com/terms/f/financialinstitution.asp