Giá dầu hầu như không thay đổi trong đầu phiên châu Á hôm thứ Tư (12/07) do hy vọng nhu cầu cao hơn ở các nước đang phát triển và việc cắt giảm nguồn cung của các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã bù đắp cho lo ngại về suy thoái kinh tế làm tăng dự trữ dầu thô của Mỹ.
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 4 cent xuống còn 79,36 USD/thùng vào lúc 00:15 GMT trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 1 cent xuống 74,82 USD/thùng.
Giữ giá ổn định, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 3 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7/7, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ. Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters đã kỳ vọng dự trữ dầu thô tăng 500.000 thùng.
Nếu được xác nhận trong dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng vào cuối ngày thứ Tư, đây sẽ là lần tăng trữ lượng dầu thô đầu tiên trong 4 tuần và so với mức tăng 3,3 triệu thùng trong cùng tuần năm ngoái và mức giảm trung bình 5 năm là 6,9 triệu thùng.
Trong phiên trước, giá dầu tăng khoảng 2% nhờ đồng đô la Mỹ giảm và dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu tăng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và các nước đang phát triển kết hợp với việc cắt giảm nguồn cung được công bố gần đây, bao gồm cả các nhà xuất khẩu hàng đầu là Ả Rập Xê Út và Nga.
Đồng thời, EIA Mỹ hôm thứ Ba dự báo nhu cầu sẽ vượt cung 100.000 thùng/ngày (bpd) vào năm 2023 và 200.000 bpd vào năm 2024.
Các thị trường đang chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố vào tối hôm nay để biết manh mối về triển vọng lãi suất của Fed. Lãi suất cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.