Chỉ báo volume hay khối lượng giao dịch cũng là loại chỉ số nhận được nhiều sự quan tâm cũng như được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư có thể nhận diện xu hướng và mức độ quan tâm của cộng đồng đến từng đồng tiền khác nhau. Cùng đánh giá sàn tìm hiểu về chỉ báo Volume là gì và lý do tại sao nhà đầu tư ưu thích sử dụng volume ở bài viết sau đây.
1. Chỉ báo Volume là gì?
Chỉ báo Volume trên thị trường là thước đo lượng tiền được mua hoặc bán trong một thời điểm nào đó, có một loạt các chỉ báo có thể hỗ trợ người chơi trong việc xác định thị trường và hệ thống, thậm chí một số chỉ báo có thể giúp nhà đầu tư rất nhiều trong việc dự đoán biến động từ 2 -3 ngày giao dịch.
Ví dụ: chỉ báo Volume cho biết số lần chứng khoán đã được mua hoặc bán trong một khung thời gian nhất định có thể là một phút, 4 giờ, một ngày hoặc bất cứ thứ gì.
Một số chỉ báo có thể hỗ trợ người chơi phân tích trong dài hạn, nếu nhà đầu tư muốn có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường, đây là những chỉ báo mà bạn cần quan tâm ngoài giá và khối lượng giao dịch, khi phân tích khối lượng giao dịch, có những hướng dẫn có thể sử dụng để xác định một động thái trên thị trường.
Trong một thị trường tăng giá sẽ chứng kiến khối lượng tăng và dòng tiền đổ vào thị trường để giao dịch tiếp tục đẩy giá lên cao hơn, nếu giá tăng nhưng khối lượng giảm cho thấy sự thiếu quan tâm và đây là cảnh báo về khả năng giá đảo chiều, có thể tăng hoặc giảm. Với khối lượng giao dịch nhỏ không phải là một tín hiệu mạnh, việc giảm giá kết hợp với khối lượng giao dịch lớn là một tín hiệu mạnh, báo hiệu một sự đảo chiều sắp tới.
2. Tầm quan trọng của chỉ báo Volume
Mối quan hệ tương đối giữa khối lượng giao dịch, giá hiện tại và vốn hóa cho thấy mức độ quan tâm của những trader đối với thị trường tiền điện tử (crypto). Nếu khối lượng lớn trong khi giá tăng, đó là điều tốt nhất cho thấy mức độ quan tâm đang tăng lên. Nếu khối lượng nhỏ, nghĩa là mức lãi thấp.
Khối lượng giao dịch cũng thể hiện tính thanh khoản của thị trường và là yếu tố quan trọng để trader đưa ra quyết định mua. Những nhà đầu tư giao dịch theo phong cách trong ngày thường xem khối lượng giao dịch cao là điều cần thiết vì thời hạn ngắn đòi hỏi thị trường có tính thanh khoản cao.
Các chuyên gia phân tích thường khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên chọn các loại tiền tệ có khối lượng giao dịch trong 24 giờ từ 1 triệu USD trở lên. Ngoài ra, tỷ lệ giữa khối lượng giao dịch 24h / vốn hóa thị trường cũng khá quan trọng, và nên lớn hơn 1% trong các giao dịch ngắn hạn.
3. Tại sao nhà đầu tư nên dùng khối lượng giao dịch
Trong thực tế thì thông thường chỉ báo Volume được nhà đầu tư dùng để làm các nhiệm vụ như xác định xu hướng, thời điểm đảo chiều và đột phá giá.
3.1. Xác nhận xu hướng
Chức năng của chỉ báo Volume có thể là chỉ số thứ cấp, giúp bổ sung thông tin để xác nhận xu hướng giá, tuy nhiên nếu chỉ có chỉ số này thì không cung cấp tín hiệu giao dịch cho người chơi, thông thường, khi volume tăng mạnh theo xu hướng của giá nghĩa là việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.
Khi khối lượng tăng và giá giảm trở lại, nếu thực hiện lệnh bán, khối lượng tăng sẽ xác nhận xu hướng giảm, nếu bạn mua, khối lượng tăng khi giá giảm xác nhận đây là thời điểm để thoát lệnh giao dịch.
Mặt khác, khối lượng giảm khi giá tăng cho thấy mức độ quan tâm giảm. Giá có thể tiếp tục tăng nhưng trader nên thận trọng với các điểm kháng cự khi khối lượng giảm quá mức sẽ không thể duy trì đà tăng của thị trường.
Còn khối lượng giảm khi giá giảm không cho thấy nhiều thông tin vì mức độ quan tâm giảm mạnh đôi khi là yếu tố dễ khiến các ông lớn đẩy giá thêm, thường thì khối lượng tăng sẽ xác nhận xu hướng giá nhưng khi khối lượng tăng đột biến thì dấu hiệu rằng giá sẽ di chuyển rất nhiều.
Trong xu hướng tăng hoặc giảm đều có các sóng hồi, thường là xu hướng tăng chính, xu hướng giảm chính có khối lượng lớn hơn bình thường, và các sóng phục hồi có Volume nhỏ hơn Volume của các sóng chính.
Thông thường Volume tăng sẽ xác nhận xu hướng giá nhưng khi Volume tăng đột biến, đó lại là dấu hiệu giá sẽ biến động rất lớn.
3.2. Xác nhận đảo chiều xu hướng
Một tính năng nữa của chỉ báo Volume đó là khi Volume đạt đỉnh, thường đồng nghĩa với áp lực mua hoặc bán đã chính thức hết, lúc này có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu Volume tăng đạt đỉnh và giá tăng, điều này kết luận lực mua đã hết, người mua không muốn đẩy giá lên, giá sẽ giảm, và thời điểm này rất thích hợp để nhà đầu tư vào lệnh sell.
- Ngược lại, nếu Volume tăng đạt đỉnh và giá giảm, kết luận lực bán đã hết, người bán không muốn đẩy giá xuống và giá sẽ đảo chiều xu hướng.
Nhà đầu tư cũng cần chú ý sau khi Volume tăng mạnh, giá hồi lại một chút nhưng sau đó lại giảm khối lượng đáng kể, đấy là dấu hiệu áp lực đã cạn, thông thường dấu hiệu xác nhận đỉnh và đáy là có lượng Volume tăng đột biến, điều này thường thấy rõ nhất là đáy của giá, tại đó giả sẽ giảm mạnh đến thấp nhất.
3.3. Xác nhận đột phá giá
Tại những điểm hỗ trợ và kháng cự, khối lượng chính là yếu tố quan trọng để phát hiện và xác định điểm đột phá giá, khi Volume tăng đột biến trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ, thì nhiều khả năng đột phá giá sẽ diễn ra sau đó.
Ngược lại, khi chỉ báo Volume giảm hoặc không có mức tăng đột biến, thì nhiều khả năng đột phá giá khỏi vùng này đã thất bại, và breakout là hiện tượng giá tăng hoặc giảm nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn mà có thể phá vỡ ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đã có rất nhanh.
4. Một số loại chỉ báo khối lượng
Việc phân tích các chỉ số khối lượng trên thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về những điều đang xảy ra trên thị trường. Dưới đây là một số chỉ báo Volume thường được sử dụng:
4.1. Chỉ báo OBV
Chỉ báo OBV thường được gọi là chỉ số khối lượng trên số dư và cũng là một phân tích kỹ thuật về dòng khối lượng với những thay đổi về giá cả. OBV sử dụng tổng khối lượng giao dịch tích cực và tiêu cực để dự đoán hướng đi của giá. OBV là một phạm vi dao động dựa trên khối lượng.
4.2. Khối lượng RSI
RSI là một chỉ báo khối lượng đo tốc độ và sự thay đổi của khối lượng trong thời gian giá đóng cửa. RSI là một chỉ số xung đánh giá những thay đổi trong xu hướng giá thông qua những thay đổi trong dữ liệu khối lượng tăng (khi giá đóng cửa tăng) và giảm (khi giá đóng cửa giảm).
4.3. Chỉ số dòng tiền MFI
Chỉ số dòng tiền MFI là một chỉ số khối lượng nằm trong khoảng từ 0 đến 100, được sử dụng để chỉ ra hướng của dòng tiền bằng cách ước tính giá trị của các giao dịch gần đây và hướng thực của các giao dịch. Chỉ số dòng tiền MFI sử dụng cả dữ liệu giá và khối lượng để xác định các khu vực được mua quá mức và bán quá mức.
Phần kết
Hy vọng những thông tin mà đánh giá sàn mang lại có thể giúp nhà đầu tư hiểu thêm về chỉ báo Volume cũng như lợi ích của chúng. Để đạt được kết quả giao dịch như mong muốn, trader nên kết hợp với các chỉ báo và phân tích kỹ thuật để mang lại độ chính xác cao.