Tổng hợp các chỉ báo kỹ thuật dễ sử dụng dành cho trader mới

Chỉ báo kỹ thuật là một công cụ không thể thiếu trong quá trình phân tích thị trường của mọi nhà đầu tư. Đối với trader mới, việc lựa chọn những chỉ báo dễ sử dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian học hỏi và giảm thiểu những sai lầm khi đưa ra quyết định giao dịch. Trong bài viết dưới đây, Reviewsanfx.com sẽ tổng hợp những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và dễ sử dụng nhất, rất thích hợp cho những người mới đang tìm hiểu về phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính. Tham khảo ngay nhé!

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Trong phân tích kỹ thuật giao dịch, thuật ngữ “chỉ báo kỹ thuật” hay còn gọi Technical Indicator được hiểu là công cụ hỗ trợ các trader trong việc phân tích biến động giá cả của hàng hóa trên thị trường. Bằng cách là dựa trên các dữ liệu về giá, khối lượng giao dịch trong quá khứ để xác định xu hướng, đóng điểm mở vị thế.

Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật này sẽ được biểu diễn dưới dạng đồ thị hoặc biểu tượng nhằm giúp trader dễ dàng hình dung hơn, nổi bật như là đường trung bình động Moving Average hay đường trendline.

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Công dụng của chỉ báo kỹ thuật

Các Technical Indicator sẽ giúp nhà đầu tư:

  • Dự đoán xu hướng: Chỉ báo giúp xác định xu hướng hiện tại đang tăng, giảm hoặc sideway và dự đoán khả năng tiếp tục hay là thay đổi của xu hướng đó. Như vậy, trader có thể nhận biết được đâu là điểm ra vào lệnh lý tưởng.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng: Nhờ có các tín hiệu từ các indicator chẳng hạn như đường MA, RSI hay MACD,…trader có thể dễ dàng đưa ra quyết định mà không tốn công sức phân tích quá nhiều dữ liệu.
  • Loại bỏ cảm xúc trong giao dịch: Chỉ báo kỹ thuật dựa trên dữ liệu khách quan, giúp trader tránh đưa ra các quyết định do bị chi phối bởi cảm xúc. Từ đó giúp nâng cao khả năng quản lý rủi ro hơn.
  • Tối ưu hóa chiến lược giao dịch: Trader sẽ có thể xây dựng được chiến lược giao dịch linh hoạt và có cơ sở hơn cho bản thân khi biết cách kết hợp nhiều chỉ báo cùng lúc. Nếu làm được như vậy sẽ làm gia tăng khả năng thành công trong các giao dịch cả trong khoảng thời gian ngắn lẫn dài hạn.

Các chỉ báo kỹ thuật dễ sử dụng cho trader mới

Nếu bạn là người mới, việc sử dụng quá nhiều chỉ báo kỹ thuật phức tạp sẽ rất dễ gây nên sự nhầm lẫn. Từ đó làm cho quá trình giao dịch của bản thân trở trên khó khăn hơn. Thay vào đó, hãy thử tập bắt đầu với một vài chỉ báo kỹ thuật cơ bản mà Reviewsanfx.com sẽ giới thiệu cho bạn ngay bên dưới đây:

Đường trung bình động MA

Đường trung bình động (MA – Moving Average) giúp trader theo dõi giá cả hàng hóa theo thời gian thông qua việc sử dụng các dữ liệu giá trong quá khứ để làm mượt các biến động ngắn hạn.

Hai loại đường trung bình động phổ biến mà bạn cần biết:

  • Đường trung bình động đơn giản (SMA): SMA được thiết lập bằng cách lấy trung bình giá của một hàng hóa trong một số phiên giao dịch cụ thể. SMA sẽ mang đến cho trader một cái nhìn toàn diện và bao quát nhất về xu hướng dài hạn. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm là có thể phản ứng chậm với những thay đổi ngắn hạn của thị trường.
  • Đường trung bình động lũy thừa (EMA): Đối lập với SMA, đường EMA sẽ gán trọng số cao hơn cho các phiên giao dịch gần nhất. Nhờ như vậy nên EMA phản ứng cực nhạy với những thay đổi giá mới nhất. Điều này khiến nó trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong các chiến lược giao dịch dài hạn. 
Đường MA giúp làm mượt dữ liệu giá trong quá khứ

Lưu ý: Đường trung bình động MA chỉ giúp phản ánh các diễn biến giá trong quá khứ nhằm giúp các trader nhận diện xu hướng chung của thị trường và điều chỉnh chiến lược giao dịch sao cho phù hợp. Ngoài ra, đường này sẽ không giúp bạn dự báo chính xác xu hướng trong tương lai.

Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI

RSI (viết tắt của Relative Strength Index) là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo lường động lượng giá của một hàng hóa trên thang điểm từ 0 – 100. Công dụng của chỉ báo RSI là giúp cho trader có thể xác định được tình trạng quá mua hoặc quá bán của hàng hóa, qua đó dự đoán khả năng đảo chiều của giá.

Cách sử dụng RSI:

  • RSI > 70: Hàng hóa có thể đang bị quá mua, dẫn đến khả năng điều chỉnh giảm giá. Đây là tín hiệu để trader bán ra.
  • RSI < 30: Hàng hóa có thể đang bị quá bán, có khả năng giá sẽ phục hồi. Đây là cơ hội mua tiềm năng cho trader.
Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI

Chỉ báo Volume

Chỉ báo Volume là công cụ phân tích kỹ thuật đo lường khối lượng giao dịch của một hàng hóa trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời cung cấp thông tin về mức độ hoạt động của thị trường. Điều này giúp cho trader có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về mức độ quan tâm của người mua lẫn người bán đối với hàng hóa đó.

Chỉ báo Volume

Cách vận dụng chỉ báo Volume trong việc phân tích xu hướng:

  • Giá tăng đi kèm với khối lượng tăng: Tín hiệu này phản ánh sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư, cho thấy xu hướng tăng có khả năng sẽ còn tiếp diễn. Đây thường là dấu hiệu mua vào tiềm năng.
  • Giá tăng nhưng khối lượng giảm: Đà tăng đang suy yếu và khả năng cao sẽ đảo chiều. Tín hiệu này cảnh báo về việc các nhà đầu tư lớn đang dần bán ra. 
  • Giá giảm nhưng khối lượng tăng: Thể hiện sự bán tháo mạnh mẽ, cảnh báo về khả năng xu hướng sẽ giảm sâu hơn nữa. Thường thì đây được coi là tín hiệu bán ra.
  • Giá và khối lượng giao dịch đều giảm: Thị trường có thể đang trong giai đoạn sideway hoặc không có bất kỳ sự biến động đáng kể nào. Đây không phải là tín hiệu mua hay bán rõ ràng.

Bollinger Bands

Do John Bollinger phát triển vào những năm 1980, Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật bao gồm 3 dải: dải trên, dải giữa (đường trung bình động đơn giản SMA), và dải dưới. Các dải này đảm nhiệm vai trò đo lường sự biến động của giá và xác định đâu là các vùng quá mua và quá bán trên thị trường.

Dải Bollinger Bands

Cách sử dụng Bollinger Bands:

  • Quá mua và quá bán: Thị trường thể hiện trạng thái mua quá mức khi giá chạm vào dải trên, đây có thể là tín hiệu để bán. Và ngược lại, thị trường có thể quá bán nếu như giá chạm vào dải dưới, là tín hiệu tiềm năng để trader mua vào.
  • Chiến lược Bollinger Bands Squeeze: Khi thấy các dải có hiện tượng siết chặt lại, đó là dấu hiệu cho việc thị trường sắp sửa có biến động mạnh. Còn nếu giá phá vỡ dải trên, đây là tín hiệu mua; nếu giá phá vỡ dải dưới, đó là tín hiệu bán.
  • Giao dịch breakout: Khi giá vượt ra khỏi 1 trong 2 dải trên hoặc dưới, thể hiện sự bứt phá bắt đầu hình thành. Tín hiệu này phản ánh rằng giá có khả năng biến động dữ dội trong tương lai.

Chỉ báo MACD

MACD là cách viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence có nghĩa Trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo kỹ thuật này giúp chúng ta nhận diện xu hướng giá và động lượng của hàng hóa. 

MACD được xác định bằng cách lấy chênh lệch giữa hai đường trung bình động (EMA), thường là EMA 12 và EMA 26. Tiếp theo, một đường EMA 9 được sử dụng để làm tín hiệu, giúp xác định các điểm mua hoặc bán.

Chỉ báo phân tích kỹ thuật MACD

Cách sử dụng chỉ báo MACD:

  • MACD cắt lên trên đường tín hiệu: Đó là dấu hiệu của một xu hướng uptrend, thường là thời điểm lý tưởng để mua vào.
  • Ngược lại, MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu: Báo hiệu xu hướng downtrend và có thể là thời điểm để bán ra.
  • Ngoài ra, chỉ báo MACD còn cung cấp thông tin về khả năng đảo chiều khi giá và MACD có sự phân kỳ (giá tăng nhưng MACD giảm) hoặc hội tụ (giá giảm nhưng MACD tăng). 

Những sai lầm trader mới cần tránh khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật

Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà trader mới thường mắc phải khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch:

  • Lạm dụng quá nhiều chỉ báo cùng lúc

Trader mới thường nghĩ rằng càng nhiều chỉ báo thì tín hiệu sẽ càng chính xác. Tuy nhiên, điều này rất dễ gây xảy ra tình trạng bị “nhiễu loạn thông tin”. Trên thực tế, có rất nhiều chỉ báo giống nhau về bản chất (ví dụ: RSI và Stochastic đều đo động lượng) có thể khiến trader bối rối hoặc nhận tín hiệu trùng lặp. 

Lời khuyên là bạn hãy chọn khoảng 2 – 3 loại chỉ báo phù hợp và kết hợp linh hoạt giữa các loại chỉ báo xu hướng (Moving Average), dao động (RSI), và khối lượng (Volume).

  • Không nắm rõ cách hoạt động của từng chỉ báo

Nhiều trader sử dụng chỉ báo RSI, MACD, Bollinger Bands,…nhưng không biết bản chất toán học hay điều kiện hoạt động tối ưu của chúng. Việc này dẫn đến việc hiểu nhầm tín hiệu hoặc áp dụng sai trong các điều kiện thị trường khác nhau.

Do đó, các bạn hãy chịu khó đầu tư thời gian để tìm hiểu về cơ chế hoạt động, ưu – nhược điểm của mỗi chỉ báo trước khi áp dụng.

  • Giao dịch chỉ dựa vào tín hiệu của chỉ báo

Một số trader chỉ thấy RSI vượt 70 là bán, hoặc MACD cắt nhau là mua, mà không xét đến xu hướng thị trường, hành vi giá hay các yếu tố mang tính vĩ mô khác. Nên nhớ, chỉ báo chỉ là công cụ hỗ trợ không phải là “kim chỉ nam” duy nhất. Vì vậy, nên kết hợp thêm phân tích xu hướng, vùng cung – cầu, kháng cự – hỗ trợ,…để gia tăng mức độ chính xác của tín hiệu hơn.

  • Không điều chỉnh thông số của chỉ báo

Nhiều chỉ báo có thông số mặc định (ví dụ: RSI 14), nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi khung thời gian hoặc sản phẩm giao dịch. Việc không tùy chỉnh thông số có thể dẫn đến độ trễ cao hoặc tín hiệu kém chính xác.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy thử backtest với nhiều thông số khác nhau để tìm ra cấu hình phù hợp nhất với chiến lược của mình.

  • Bỏ qua yếu tố tâm lý và quản lý vốn

Dù có sử dụng chỉ báo tốt đến đâu nhưng nếu không kiểm soát cảm xúc (FOMO, sợ lỗ,…) hoặc không quản lý rủi ro đúng cách, trader vẫn dễ bị thua lỗ. Do đó, hãy luôn đặt stop loss, xác định trước mức rủi ro mỗi lệnh cũng như giữ tâm lý vững vàng trước những biến động của thị trường.

Lời kết

Hy vọng rằng, với những chỉ báo kỹ thuật dễ tiếp cận được giới thiệu trong bài viết trên, các trader mới sẽ có thêm hành trang vững chắc trên con đường chinh phục thị trường tài chính. Hãy luôn nhớ kỹ rằng, việc luyện tập và kết hợp linh hoạt các chỉ báo sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế giao dịch rất lớn. Reviewsanfx.com chúc bạn giao dịch thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *