Mức hỗ trợ kháng cự Forex đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phân tích kỹ thuật giao dịch ngoại hối. Nó được xem là nền tảng cốt lõi giúp trader xác định các điểm vào lệnh, thoát lệnh tiềm năng và quản lý rủi ro hiệu quả. Vậy, làm thế nào để nhận diện các mức hỗ trợ kháng cự Forex một cách chuẩn xác nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây!
Hỗ trợ và kháng cự trong Forex là gì?
Khi giá tăng và sau đó có xu hướng điều chỉnh giảm, điểm cao nhất trước thời điểm điều chỉnh được gọi là mức kháng cự (resistance). Ngược lại, nếu thị trường bắt đầu phục hồi sau giai đoạn giảm, điểm thấp nhất ngay trước khi tăng trở lại sẽ được xem là mức hỗ trợ (support). Càng nhiều biến động xảy ra, các mức hỗ trợ và kháng cự càng xuất hiện dày đặc hơn.

Xét về yếu tố tâm lý, kháng cự là vùng mà nhà đầu tư thường cảm thấy bất an, trong khi hỗ trợ lại là vùng khiến họ trở nên tham lam. Khi giá chạm vùng kháng cự, nhiều trader từng mua ở mức giá thấp có xu hướng chốt lời do lo sợ giá sẽ quay đầu giảm và làm hao hụt lợi nhuận. Trong khi đó, tại vùng hỗ trợ, sự tiếc nuối vì đã bỏ lỡ cơ hội mua trước đó khiến họ vội vàng tham gia thị trường khi giá quay về vùng thấp, với kỳ vọng rằng giá sẽ sớm tăng trở lại.
Kháng cự có thể được coi là vùng giá mà lực bán đủ mạnh, khiến giá giảm. Hỗ trợ có thể coi là vùng giá mà lực mua đủ mạnh, khiến giá tăng. Kháng cự có thể trở thành hỗ trợ và ngược lại.


Tham khảo thêm:
- Stop-loss và Take-profit là gì? Cách đặt lệnh tối ưu nhất
- Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật Forex trong trading như thế nào?
- Phân tích cơ bản Forex và những yếu tố quan trọng cần nắm
- Pip và Lot là gì? Cách tính Pip và Lot trong Forex chuẩn nhất
Yếu tố hình thành nên vùng hỗ trợ kháng cự Forex
Có rất nhiều nhà đầu tư ngoại hối bày tỏ sự quan tâm về vấn đề này. Trong cuốn sách “Phân tích thị trường tài chính” của của nhà tài chính gia nổi tiếng John Murphy có đề cập đến về các yếu tố để hình thành nên ngưỡng kháng cự hỗ trợ Forex. Về cơ bản sẽ có 2 yếu tố chính sau đây:
Tâm lý thị trường
Tâm lý thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ngưỡng hỗ trợ kháng cự Forex. Khi giá cặp tiền tệ tăng hoặc giảm đột ngột, trader có thể có xu hướng mua để tối ưu hóa lợi nhuận hoặc bán ra nhằm tránh lỗ. Hành vi này đẩy giá cặp tiền tệ tiếp tục tăng hoặc giảm đến mức độ nào đó, trước khi đạt được một mức giá mà những trader khác có thể quyết định mua hoặc bán để đảm bảo lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Những ngưỡng giá như vậy chính là các mức hỗ trợ kháng cự Forex.
Thói quen tiếc nuối quá khứ
Một yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng đến việc hình thành ngưỡng hỗ trợ kháng cự Forex chính là thói quen tiếc nuối quá khứ. Nếu giá cặp tiền tệ trong quá khứ đã từng đạt đỉnh cao hoặc đáy thấp và trở lại mức đó, các trader có thể có xu hướng mua hoặc bán cặp tiền tệ. Bởi vì, họ cho rằng mức giá này có thể cho ra kết quả giống như quá khứ.
Cách nhận diện các vùng hỗ trợ kháng cự Forex
Chắc hẳn không ít trader có quan điểm rằng, hỗ trợ kháng cự Forex là một mức giá cụ thể. Nhưng trên thực tế, chúng là một vùng giá. Điều này làm cho nhiều người nhận diện sai mức hỗ trợ kháng cự Forex, qua đó có những quyết định giao dịch sai.
Để dễ dàng hơn trong việc nhận diện mức hỗ trợ kháng cự Forex, bạn có thể sử dụng vùng giá của bóng nến làm khu vực tham chiếu. Trong trường hợp có nhiều cây nến xuất hiện tại vùng đỉnh hoặc đáy, hãy lấy khoảng giá nằm giữa mức cao/thấp nhất và mức giá đóng cửa hoặc mở cửa gần nhất.
Cụ thể, tại vùng đỉnh, kháng cự được tính là khoảng cách nằm giữa giá cao nhất và giá mở hoặc đóng.
Ngược lại, hỗ trợ là khoảng cách từ giá thấp nhất đến giá mở hoặc đóng.

Khi giá liên tục kiểm tra một vùng kháng cự nhưng không thể vượt qua, thì vùng này được xem là ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc vùng kháng cự này không thể bị phá vỡ.
Tương tự, nếu giá nhiều lần chạm vào vùng hỗ trợ mà không xuyên thủng được, thì vùng hỗ trợ đó sẽ trở nên mạnh hơn theo thời gian.
Hành vi của trader khi gặp vùng hỗ trợ kháng cự Forex là gì?
Khi gặp vùng hỗ trợ kháng cự Forex, các trader thường có những hành vi như sau:
- Mua khi giá gặp hỗ trợ, bán khi giá gặp kháng cự. Đây là trường phái bắt đỉnh bắt đáy.
- Mua khi giá phá kháng cự, bán khi giá phá hỗ trợ. Đây là trường phái đánh theo breakout – phá cản.
Tại sao trader cần xác định các vùng hỗ trợ kháng cự Forex?
Vùng hỗ trợ kháng cự Forex là giới hạn quan trọng trong phân tích diễn biến thị trường ngoại hối. Nên việc nhận diện các mức này giúp đem lại cho trader một số lợi thế như sau:
- Vùng hỗ trợ kháng cự Forex là vùng giá quan trọng để trader cân nhắc kỹ lưỡng trước khi giao dịch. Cụ thể chúng là mốc đánh dấu tâm lý của người chơi.
- Là cơ sở để trader đảm bảo thoát hàng, dừng và cắt lỗ hiệu quả. Bạn chỉ cần tuân thủ đúng nguyên tắc cắt lỗ trong vùng giới hạn là an toàn.
- Giúp nhà đầu tư xác định điểm Entry Point (điểm vào lệnh) hợp lý, chốt lời cao. Biến động của vùng hỗ trợ kháng cự Forex là cơ sở để trader đặt lệnh BUY/SELL sao cho hiệu quả. Đồng thời còn hỗ trợ họ dự đoán được những biến động khó lường trong tương lai.
Lời kết
Việc thành thạo trong xác định các mức hỗ trợ kháng cự Forex sẽ mang lại lợi thế lớn cho các nhà giao dịch trong việc đọc hiểu xu hướng thị trường và đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. Hy vọng rằng, qua những phương pháp nhận diện hỗ trợ kháng cự Forex được chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thêm kiến thức vững vàng để áp dụng vào trong chiến lược giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công!