Tổng hợp các loại giấy phép của sàn Forex

1. Đánh giá sàn giao dịch forex uy tín

Sàn giao dịch forex uy tín
Sàn giao dịch forex uy tín

Một nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường thì điều đầu tiên bạn phải tìm hiểu chính là đánh giá sự uy tín của sàn forex đó như thế nào? Thị trường forex được biết đến là thị trường tiềm năng, dễ kiếm lợi nhuận, có thể giao dịch ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào và khối lượng giao dịch hàng ngày ước tính khoảng trên 5 tỷ đô la.

Được biết số tiền lưu thông qua thị trường ngoại hối thực chất nó là một thị trường OTC (Over the Counter) và hoàn toàn không được kiểm soát. Với bản chất là thị trường phi tập trung và không được kiểm soát của thị trường Forex, giao dịch trên cơ sở thể chế không có vấn đề gì do thực tế là các bên liên quan như các ngân hàng tin tưởng lẫn nhau.

Tuy nhiên, khi thị trường giao dịch ngoại hối trở nên dễ tiếp cận thì cũng đồng nghĩa với người giao dịch cũng sẽ dễ bị lừa đảo hơn. Để hạn chế những hoạt động gian lận trên thị trường tài chính này, tại nhiều quốc gia đã bắt đầu điều chỉnh hoạt động giao dịch ngoại hối bằng cách họ đòi hỏi các nhà môi giới phải được điều hành bởi những cơ quan quản lý tài chính uy tín trên thế giới như của Anh, Hiệp hội tương lai quốc gia tại Mỹ, những cơ quan này hoạt động như cơ quan giám sát cho nhà môi giới hoạt động theo quyền hạn pháp lý của họ.

2. Lý do để nhà đầu tư nên chọn sàn giao dịch được quản lý?

Thực tế thị trường ngoại hối được phân cấp và hoàn toàn không có bất cứ sự kiểm soát nào. 

Chắc chắn ai cũng biết rằng thị trường hoạt động theo quy tắc nhắm đến việc các bên liên quan đến giao dịch trong thị trường thực hiện công việc của họ một cách công bằng và có đạo đức.

Việc nhà đầu tư yêu cầu các nhà môi giới ngoại hối, ngân hàng hay các bên liên quan phải hoạt động theo 1 tổ chức, 1 bộ khung quy tắc nhất định được xác định bởi cơ quan uy tín, đảm bảo rằng nhà đầu tư đủ tự tin để đầu tư vào thị trường này cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành.

Như 1 phần của quy trình về pháp lý, nhà môi giới thị trường Forex phải được cơ quan quản lý điều hành và cấp phép cho các hoạt động kinh doanh forex tại quốc gia mà sàn giao dịch đó đang hoạt động.

Mặt khác, các nhà môi giới cấp phép cũng được yêu cầu gửi bán kiểm toán thường xuyên để đảm bảo rằng họ có đáp ứng yêu cầu quy định và tiêu chuẩn ngành hay không.

Ví dụ như hầu hết những cơ quan quản lý ngoại hối sẽ đưa ra yêu cầu là nhà môi giới phải có đủ số vốn để thực hiện và hoàn thành hợp đồng ngoại hối do chính những vị khách hàng của họ khởi xướng. Mặt khác, các nhà môi giới cũng phải có khả năng chi trả lại tất cả khoảng tiền của khách hàng trong trường hợp xấu nhất là vỡ nợ.

3. Những cơ quan tài chính trên thế giới

các loại giấy phép đánh giá uy tín của sàn
các loại giấy phép đánh giá uy tín của sàn

Tại mỗi quốc gia sẽ có các quy định khác nhau. Đối với mỗi cơ quan quản lý thị họ sẽ có yêu cầu quy định cụ thể riêng biệt và khu vực pháp lý của họ, các chính sách thực thi cũng hoàn toàn khác biệt giữa các vùng với nhau.

Đối với các cơ quan tài chính lớn như London hay New York, các cơ quan chịu trách nhiệm nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các vi phạm, các yêu cầu pháp lý do nhu cầu bảo vệ tính toàn vẹn danh tiếng của ngành tài chính tại khu vực đó.

Những cơ quan quản lý tài chính về ngoại hối trên thế giới được liệt kê bên dưới:

Tại Australia có cơ quan quản lý Australian Securities and Investment Commission (ASIC)

Ở Canada có 3 tổ chức uy tín:

  • British Columbia Securities Commission
  • Ontario Securities Commission
  • Investment Industry Regulatory Organization of Canada (IIROC)

Tại Cyprus: Cyprus Securities Exchange Commission (CySEC)

Tại Denmark: Danish FSA

Ở France:Banque de France Autorité de Contrôle Prudentiel (ACP)

Quốc gia Đức có Bundeszentrale für Finanzdienstleistungsaufsicht (Bafin)

Tại Hong Kong SAR: Securities and Futures Commission

Tại Indonesia: Badan Pengawas Perdagangan Berjangka Komoditi

Quốc gia Italy: Commissione Nazionale per le Società e la Borsa

Đất nước Nhật Bản có 5 tổ chức uy tín sau:

  • Financial Services Agency,
  • Japan Investor Protection Fund
  • The Financial Futures Association of Japan
  • Japan Securities Dealers Association
  • Kanto Local Finance Bureau

Tại Russia: The Commission on Regulation of Financial Markets Participants Relationships

Tại Singapore:

  • Licensed clearing member of the Singapore Exchange
  • Monetary Authority of Singapore

Spain: Comisión Nacional del Mercado de Valores

Sweden: Swedish Financial Supervisory Authority (Finansinspektionen)

Switzerland:

  • Groupement Suisse des Conseils en Gestion Indépendants
  • Polyreg
  • Association Romande des intermediares financiers
  • Swiss Federal Department of Finance
  • Organisme d’autorégulation fondé par le GSCGI
  • Commission fédérale des banques
  • Swiss Financial Market Supervisory Authority (FINMA)

Turkey: Capital Markets Board of Turkey (CMB)

United Arab Emirates: Dubai Multi Commodities Centre

United Kingdom: Financial Services Authority (FSA ) , Financial Conduct Authority ( FCA )

Cuối cùng là tại United States:

  • Financial Industry Regulatory Authority, Inc.
  • New York Stock Exchange
  • Office of the Comptroller of the Currency
  • Securities and Exchanges Commission
  • Commodities and Futures Trading Commission
  • National Futures Association

Có 1 điểm các sàn môi giới cần lưu ý là các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ có chung khung pháp lý, điều này thực hiện theo chỉ thị của thị trường tài chính (MiFID) đã được Quốc hội châu Âu thông qua nhằm hài hòa quy định của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoạt động trong khu vực kinh tế châu Âu (EEA).

Điều này đồng nghĩa với việc 1 nhà môi giới ngoại hối được ủy quyền bởi EEA sẽ có thể “hộ chiếu” các dịch vụ của mình 1 cách hợp pháp cho 1 quốc gia thành viên khác thông qua ủy quyền thu được từ quốc gia của họ.

4. Các sàn giao dịch được cấp phép đảm bảo gì cho nhà đầu tư?

Điều đầu tiên là tài khoản của khách hàng phải hoàn toàn tách biệt với tài khoản công ty, lý do là vì sao? Nhà môi giới ngoại hối phải duy trì các tài khoản riêng biệt cho quỹ của khách hàng và các quỹ hoạt động của chính họ nhằm ngăn chặn sự lạm dụng có thể xảy ra của người môi giới.

Quan trọng hơn nếu trường hợp xấu là nhà môi giới bị phá sản thì các chủ nợ của nó sẽ không được phép khai thác vào quỹ khách hàng của nhà môi giới như là quyết toán nợ của nhà môi giới.

Bên cạnh đó các cơ quan pháp lý cũng yêu cầu nhà môi giới phải cảnh báo cho những khách hàng tiềm năng của họ về sự rủi ro khi giao dịch ngoại hối và có khả năng mất tất cả.

Thêm 1 quy định để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ là cho phép hỗ trợ khách hàng ở mức đòn bẩy 1:50 nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng.

Cuối cùng các tổ chức quản lý tài chính cung cấp 1 mức độ bảo vệ khách hàng bằng cách đảm bảo 1 khoảng tiền bồi thường cho khách hàng nếu nhà môi giới của họ bị phá sản, ví dụ như với tổ chức CySEC thì khoảng bồi thường này là 20.000 Euro .

5. Quy định của các tổ chức này đối với nhà môi giới khi muốn được cấp phép 

Tại mỗi quốc gia, mỗi vùng miền thì sẽ có những quy định khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điểm chung với các quy định được áp đặt bởi các cơ quan tài chính trên khắp thế giới như:

  • Sàn giao dịch ngoại hối được yêu cầu duy trì đủ thanh khoản để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng với bên khách hàng của họ.
  • Người môi giới được yêu cầu duy trì các tài khoản tách biệt hoàn toàn với tài khoản của công ty để tránh trường hợp gian lận.
  • Các nhà môi giới bắt buộc phải gửi kiểm toán thường xuyên để xác minh sự tuân thủ của họ về tỷ lệ an toàn vốn của họ.
  • Tỷ lệ đòn bẩy hỗ trợ được giới hạn ở một giới hạn nhất định.

6. Giới thiệu về giấy phép ASIC – một trong những giấy phép cho thấy mức độ uy tín của sàn

6.1. Giới thiệu về ASIC

giấy phép ASIC
giấy phép ASIC

ASIC là tên viết tắt của Australian Securities & Investments Commission (ASIC) – Ủy ban chứng khoán và Đầu tư Úc. ASIC được coi là cơ quan quản lý hàng đầu trong việc giám sát thị trường chứng khoán và thị trường đầu tư tại Úc. Tổ chức này được giới thiệu là tổ chức độc lập của chính phủ được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998.

Từ năm 2009 sàn Chứng khoán Úc cũng đã chịu sự quản lý của tổ chức ASIC.

Về mảng ngoại hối, ASIC cũng chính là cơ quan đứng ra quản lý tất cả các sàn giao dịch forex danh tiếng tại quốc gia này.

6.2. Trách nhiệm của tổ chức tài chính ASIC

Mục tiêu chính mà tổ chức ASIC đề ra là cung cấp những tiêu chuẩn giao dịch công bằng giữa các công ty mà họ quản lý cùng với các nhà giao dịch sử dụng dịch vụ của họ. Tổ chức ASIC cố gắng trở thành 1 người bảo vệ tốt nhất và là nhà quản lý hàng đầu trong thị trường tài chính của Úc.

Về cơ bản thì tổ chức ASIC có trách nhiệm cung cấp 1 thị trường tài chính an toàn và chắc chắn để giao dịch cho những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm và khách hàng của họ.

6.3. Những quy định của tổ chức ASIC bảo vệ khách hàng như thế nào?

Tổ chức ASIC bảo vệ các nhà đầu tư của họ bằng cách cung cấp khoản tiền bù trong trường hợp xấu là sàn giao dịch bị phá sản. Đây chính là sự uy tín mà sàn forex muốn tạo cho khách hàng.

Hơn nữa, tổ chức ASIC bảo vệ khách hàng của mình  bằng cách cung cấp cho họ những báo cáo trực tuyến và làm việc với công chúng trong bất cứ cuộc điều tra nào do ASIC thực hiện. Sàn môi giới được đào tạo kỹ lưỡng về các giai đoạn của việc đầu tư vào thị trường ngoại hối. ASIC có một cam kết mạnh mẽ để trở thành một tổ chức thân thiện với nhà đầu tư, giúp bảo vệ trader với sức mạnh của tri thức. 

Một phần bảo vệ quan trọng khác của giấy phép ASIC là hỗ trợ cho các nhà giao dịch có tiền bị mắc kẹt trong các công ty phá sản.

Cuối cùng thì tổ chức ASIC còn bảo vệ các nhà đầu tư thông qua các quy tắc, quy định và hướng dẫn rộng rãi để đảm bảo rằng các công ty tuân thủ theo các nguyên tắc tốt nhất và ngăn chặn các công ty này có những hành vi lừa đảo.

6.4. Để có được giấy phép ASIC thì sàn môi giới cần đáp ứng điều kiện như thế nào?

Một sàn giao dịch ngoại hối muốn có được giấy phép của sàn phải đảm bảo những quy định khắt khe và nghiêm ngặt sau: 

  • Yêu cầu đầu tiên để được cấp phép là vốn hoạt động tối thiểu cho nhà môi giới  chịu sự quản lý của ASIC là 1 triệu Dollar
  • Sàn giao dịch ngoại hối cần kết hợp với một ngân hàng cấp 1 (cấp cao nhất) để tách riêng tiền quỹ công ty và khách hàng. Điều này để đảm bảo Công ty không dùng tiền của khách hàng vào mục đích kinh doanh riêng.
  • Sàn giao dịch ngoại hối thuộc ASIC phải có chứng chỉ AFC (Australian Financial Securities Licence)
  • Guidelines for ASIC Regulated Brokers. Giấy phép này cho phép các nhà môi giới tiến hành kinh doanh hợp pháp trong khu vực
  • Hơn nữa, các nhà môi giới được điều chỉnh phải tuân theo các hướng dẫn của AFC, bao gồm: Có đủ vốn hóa, theo các tiêu chuẩn quản lý rủi ro đa dạng để bảo vệ họ và khách hàng khỏi những rủi ro không cần thiết, giải quyết xung đột giữa công ty và khách hàng của họ và đưa ra các thỏa thuận bồi thường thiệt hại.

6.5. Tại sao những sàn được quản lý bởi ASIC thì có độ uy tín cao 

Những sàn giao dịch forex được cấp phép bởi tổ chức tài chính ASIC sẽ giúp các nhà đầu có tư tin tưởng về mức độ đáng tin cậy của sàn bởi:

  • Nền tảng tài chính, kinh doanh của sàn mạnh mẽ và rất minh bạch.
  • Khả năng giữ an toàn cho nguồn vốn và tài khoản của khách hàng bởi sự tách bạch riêng biệt của tài khoản khách hàng với tài khoản công ty.
  • Hệ thống quản lý rủi ro cũng được xây dựng rất an toàn và chặt chẽ.  
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng (EDR – External Dispute Resolutions). 

Phần kết

Tổ chức tài chính ASIC đang ngày càng xây dựng bộ quy định của mình nghiêm ngặt hơn, hiện tại Úc vẫn đang cung cấp 1 môi trường an toàn, uy tín và thân thiện cho các công ty tài chính. 

Những sàn giao dịch forex được cấp phép bởi các tổ chức tài chính uy tín như FCA, ASIC… Những nhà môi giới uy tín chịu sự quản lý của các tổ chức này đa số luôn được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn để giao dịch, vì khi thực hiện giao dịch tại những sàn này thì quyền lợi của trader sẽ được đảm bảo về mức độ an toàn của tài khoản cũng như các chính sách bồi thường rõ ràng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *