Biểu đồ thanh là một công cụ phân tích kỹ thuật khá hữu dụng trong giao dịch Forex, giúp trader nhanh chóng nắm bắt được các thông tin về giá mở cửa, đóng cửa, mức cao và thấp nhất của một cặp tiền tệ trong một khung thời gian cụ thể. Do đó, việc hiểu và thành thạo cách đọc biểu đồ thanh là kỹ năng thiết yếu mà bất kỳ trader nào cũng cần nắm vững. Trong bài viết dưới đây, Reviewsanfx.com sẽ hướng dẫn bạn cách đọc biểu đồ thanh một cách chi tiết, dễ hiểu và hiệu quả nhất – giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra quyết định giao dịch. Cùng khám phá ngay nhé!
Biểu đồ thanh là gì?
Biểu đồ thanh (tiếng Anh: Bar Chart) là một trong những dạng biểu đồ giao dịch thông dụng nhất. Nó cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích và tương đối dễ hiểu mà trader có thể sử dụng để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.
Bar Chart biểu diễn dữ liệu giá dưới dạng một đường thẳng đứng, với phần trên đại diện cho mức giá cao của thời kỳ và phần dưới đại diện cho mức giá thấp. Đường ngang nhỏ ở bên trái của thanh thường đại diện cho mức giá mở cửa và đường ngang nhỏ bên phải đại diện cho mức giá đóng cửa. Chung quy lại, một thanh sẽ bao gồm tất cả 4 thành phần chính của giá: mở (open), cao (high), thấp (low) và đóng (close).
- Biểu đồ đường là gì? Làm thế nào để đọc một biểu đồ đường?
- Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Forex, kèm ví dụ minh họa chi tiết

Trên thị trường ngoại hối (forex), biểu đồ thanh Bar Chart là các thanh dọc thể hiện phạm vi mức giá giao dịch của cặp tiền tệ/tỷ giá trong bất kỳ khoảng thời gian nào mà trader lựa chọn. Có thể là 1 phút, 5 phút, 1h, 4h…
- Thanh 1 phút (hiển thị thanh giá mới mỗi phút)
- Thanh 5 phút (hiển thị thanh giá mới cứ sau 5 phút)
- Thanh 15 phút (hiển thị thanh giá mới cứ sau 15 phút)
- Thanh 1 giờ (hiển thị thanh giá mới cho mỗi giờ)
- Thanh 4 giờ (hiển thị thanh giá mới cứ sau 4 giờ)
- Thanh hàng ngày (hiển thị thanh giá mới cho mỗi ngày)
- Thanh hàng tháng (hiển thị thanh giá mới cho mỗi tháng)
Cách đọc biểu đồ thanh Bar Chart
Biểu đồ thanh (Bar Chart) là một dạng đồ thị bao gồm nhiều thanh giá, trong đó mỗi thanh biểu thị biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi thanh là một đường thẳng đứng biểu diễn giá cao nhất và thấp nhất đạt được trong thời gian đó. Ngoài ra, còn có hai vạch ngang nhỏ: bên trái đại diện cho giá mở cửa, còn bên phải biểu thị giá đóng cửa.

Biểu đồ thanh Bar Chart còn có tên gọi khác là biểu đồ OHLC hay HLOC. Điều này xuất phát từ việc nó cung cấp đầy đủ các thông tin về giá mở cửa (O), đóng cửa (C), cao (H) và thấp (L) của tài sản trong suốt thời gian giao dịch.
- Giá mở cửa (Open): Đây là giá đầu tiên giao dịch trong thanh và được biểu diễn bằng đường nằm ngang ở bên trái thanh.
- Giá đóng cửa (Close): Đây là giá cuối cùng được giao dịch trong thanh và được biểu diễn bằng đường nằm ngang phía bên phải của thanh.
- Giá cao nhất (High): Đây là mức giá cao nhất mà tài sản được giao dịch và được biểu diễn bằng đỉnh của thanh.
- Giá thấp nhất (Low): Ngược lại với giá cao nhất, đây là mức giá thấp nhất của tài sản trong phiên giao dịch và được biểu diễn bằng điểm dưới cùng trong thanh.
Chiều cao của thanh đứng
Chiều cao của thanh đứng thể hiện sự biến động trong khoảng thời gian cụ thể. Khi độ cao của thanh lớn thì trader sẽ lúc này sẽ hiểu rằng có rất nhiều biến động và do dự trên thị trường.

Vị trí đường nằm ngang
Vị trí của đường nằm ngang bên trái và bên phải thể hiện cho các nhà giao dịch kỹ thuật biết về vị trí mở và đóng của tài sản so với mức giá cao và thấp của nó.
- Tài sản tăng cao hơn, nhưng Close thấp hơn nhiều so với High: Điều này có nghĩa là phe mua đang yếu thế.
- Giá giảm nhưng Close cao hơn nhiều so với Low: Việc bán ra đang giảm dần về cuối kỳ.
- Open và Close gần nhau: Xảy ra sự lưỡng lự vì giá không thể đạt được nhiều thay đổi theo cả hai hướng.
- Close cao hơn hoặc thấp hơn Open: Cho thấy có sự mua vào hoặc bán mạnh trong thời gian này.
Màu thanh
Khi Close cao hơn Open, khi đó thanh sẽ có màu đen hoặc xanh lá. Ngược lại, Close mà thấp hơn Open, chứng tỏ giá đang giảm trong suốt phiên giao dịch, vì vậy thanh sẽ chuyển sang màu đỏ.
Trong xu hướng uptrend, thường thì sẽ có nhiều màu đen (xanh) hơn màu đỏ. Ngược lại, trong xu hướng downtrend, các thanh có sắc đỏ sẽ chiếm số lượng nhiều hơn các thanh đen (xanh).
Hướng dẫn cách sử dụng biểu đồ thanh
Xu hướng và phạm vi
Trader có thể xác định xu hướng của tài sản mà mình giao dịch thông qua việc làm phép so sánh giữa giá đóng cửa và mở cửa của biểu đồ thanh. Cụ thể:
- Mức giá đóng > giá mở: Giá đang di chuyển lên trên.
- Ngược lại, giá đóng < mức giá mở: Giá tài sản đang di chuyển xuống.
Đối với các vị trí dưới cùng, trên cùng của biểu đồ Bar Chart sẽ được sử dụng vào việc tính phạm vi thanh. Công thức tính phạm vi của thanh như sau:
Phạm vi thanh = Cao (High) – Thấp (Low)
Đảo chiều
Việc phát diện sự kết thúc của xu hướng là điều cực kỳ quan trọng để trader qua đó xác định đâu là cơ hội mua, bán phù hợp. Trong xu hướng tăng, hiện tượng đảo chiều xảy ra khi Open nằm trên Close của thanh trước, tạo mức High mới và sau đó đóng cửa dưới mức Low của thanh trước. Tín hiệu này cho biết có một sự thay đổi đáng kể trong động lượng, dự báo về một đợt pullback đang bắt đầu.
Ngược lại trong xu hướng giảm, sự đảo chiều thường diễn ra khi Open nằm dưới Close của thanh trước, tạo mức Low mới và sau đó đóng cửa trên mức High của thanh trước. Điều này cho thấy có một sự dịch chuyển mạnh mẽ sang xu hướng tăng, cảnh báo về một đợt phục hồi giá đầy tiềm năng.
Biểu đồ thanh có gì khác so với biểu đồ nến?
Cả hai biểu đồ thanh và biểu đồ nến đều là công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật, giúp trader có thể theo dõi biến động giá của tài sản giao dịch trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt rõ rệt về cấu trúc cũng như cách diễn đạt thông tin. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để bạn dễ hình dung:
Tiêu chí | Biểu đồ thanh (Bar chart) | Biểu đồ nến (Candlestick chart) |
---|---|---|
Hình dạng | Dạng thanh dọc với hai gạch nhỏ ở hai bên | Dạng hình chữ nhật giống cây nến, có “bóng” trên và dưới |
Thành phần hiển thị | – Đỉnh thanh: Giá cao nhất – Đáy thanh: Giá thấp nhất – Gạch bên trái: Giá mở cửa – Gạch bên phải: Giá đóng cửa |
– Phần thân nến: khoảng giữa giá mở và đóng – Bóng nến: giá cao và thấp |
Màu sắc | Thường đơn sắc, khó phân biệt xu hướng tăng/giảm | Màu sắc rõ ràng (ví dụ: xanh cho tăng, đỏ cho giảm) |
Khả năng trực quan | Khó quan sát với người mới | Dễ quan sát, trực quan và sinh động hơn |
Ưu điểm | – Đơn giản, gọn nhẹ – Phù hợp với phong cách phân tích truyền thống |
– Dễ nhận biết xu hướng và mô hình nến – Hữu ích trong phân tích tâm lý thị trường |
Nhược điểm | – Thiếu trực quan – Khó xác định xu hướng ngay lập tức |
– Dễ bị hiểu sai nếu không nắm rõ mô hình nến |
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin đề cập đến biểu đồ thanh là gì và hướng dẫn cách đọc một biểu đồ dạng thanh chi tiết nhất. Với những trader newbie, hãy chịu khó dành thời gian luyện tập thường xuyên để làm quen với biểu đồ này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho hành trình đầu tư hiệu quả và bền vững. Chúc các bạn giao dịch thuận lợi và thành công!