Bear market cũng là cụm từ thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Vậy bear market là gì, xu hướng giao dịch của nó như thế nào? Cùng đánh giá sàn tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Bear Market là gì?
Bear Market hay còn gọi là thị trường gấu, nó xảy ra khi các sản phẩm tài chính đang bị giảm giá mạnh trên thị trường tài chính. Lúc này, với tâm lý lo sợ và bi quan của hàng loạt nhà đầu tư ảnh hưởng cả thị trường và tất nhiên với suy nghĩ để hạn chế bớt rủi ro họ sẽ tiến hành bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ, cũng chính vì vậy làm cho vòng xoáy đi xuống của giá cổ phiếu càng mạnh và sâu hơn.
Nói theo cách khác, thị trường gấu ám chỉ thị trường chứng khoán đang giảm giá mạnh và chính bởi sự bi quan của nhà đầu tư lan rộng trên thị trường khiến cho việc bán tháo diễn ra đồng loạt và giá chứng khoán đã giảm bị áp lực bán lớn càng đẩy giá xuống sâu hơn.
Có nhiều cách để nhà đầu tư có thể xác nhận được Bear Market đang diễn ra. Tuy nhiên, một trong các cách được nhiều người chơi chấp nhận nhất chính là khi các chỉ số cổ phiếu của DJI, S&P500, VNINDEX, VN30,…suy giảm từ 20% trở lên và xuất hiện thì trong khoảng thời gian hơn 2 tháng nhà đầu tư sẽ chính thức rơi vào thị trường gấu dù không nhà đầu tư nào mong muốn.
2. Xu hướng của Bear Market
Để nhận biết được thị trường gấu, đầu tiên nhà đầu tư cần xác định được xu hướng giảm Downtrend.
Thị trường Downtrend có xu hướng giảm dần qua thời gian, thời gian xu hướng giảm Downtrend càng dài thì càng cho thấy được nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái trầm trọng, khi đó Bear Market sẽ diễn ra.
Thông thường Bear Market thường kéo dài hơn 6 tháng, đủ để xác định rằng liệu nền kinh tế có bị suy thoái hay không.
Thị trường gấu với xu hướng giảm được hình thành với ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy, với điều kiện tiên quyết là đỉnh/đáy sau phải thấp hơn đỉnh/đáy trước.
Nguyên nhân của việc hình thành thị trường gấu khá phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu được được xác nhận là sự suy yếu của nền kinh tế sẽ dẫn đến thị trường Bear Market diễn ra. Dấu hiệu của một nền kinh tế bị suy yếu thể hiện qua một số điểm như tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, sự sụt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ, của Ngân hàng trung ương cũng làm cho kích thích sự xuất hiện của Bear Market.
Ví dụ: nếu trường hợp chính phủ tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp hoặc tổ chức FED tăng lãi suất cũng có thể dẫn đến thị trường gấu hoặc một biến cố bất ngờ làm cho sự tự tin của các trader biến mất cũng là dấu hiệu của Bear Market xuất hiện. Lúc này, khi số lượng lớn nhà đầu tư tin rằng thị trường gấu sẽ diễn ra, để tránh thua lỗ họ sẽ tiến hành bán cổ phiếu, việc đồng loạt cổ phiếu được bán ra làm cho giá càng ngày càng bị đẩy sâu hơn.
Bear Market gây ra nhiều khó khăn cho nhà đầu tư bởi thị trường gấu thường hình thành khi niềm tin của người chơi bắt đầu suy yếu sau một khoảng thời gian khá dài cổ phiếu tăng giá ổn định. Đến một thời điểm nào đó, nhà đầu tư ngày càng bi quan về trạng thái của thị trường thì sẽ diễn ra tình trạng bán các khoản đầu tư nhằm tránh mất tiền từ việc giá cổ phiếu giảm.
Nếu trường hợp này xảy ra, hoạt động giao dịch có xu hướng giảm cũng như lãi suất cổ tức giảm, tại một số thời điểm trong thị trường này thì trader sẽ cố gắng tận dụng khi mức giá cổ phiếu thấp bằng cách tái đầu tư trên thị trường giúp hoạt động giao dịch tăng lên, niềm tin người chơi trở lại, lúc này thị trường có thể chuyển biến tăng trở lại.
3. Có nên giao dịch với thị trường Bear Market hay là không?
Nhà đầu tư nên nhớ rằng, rất khó để dự đoán chính xác được xu hướng thị trường bên cạnh đó, Bear Market có thể diễn ra bất cứ lúc nào, khi thị trường bị giảm sút không phải người chơi nào cũng đều đứng ngoài thị trường.
Hiện tại, khi thị trường S&P đang giao dịch ở mức cao nhất, nhiều nhà đầu tư trở nên ngần ngại hơn trong việc đầu tư vào cổ phiếu.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán thì giá cả lên xuống thất thường đã không còn xa lạ, trong một số tình huống, nhà đầu tư có thể đưa ra tầm nhìn hiểu được hành vi của thị trường cũng như về chính sách tiền tệ để đưa ra những quyết định đầu tư kịp thời nhằm mang lại lợi ích cho mình.
4. Ảnh hưởng của thị trường gấu
- Đối với nhà đầu tư: giá cổ phiếu giảm mạnh, để giảm thiểu rủi ro, người chơi sẽ tiến hành bán tháo nhằm bảo toàn vốn và tìm đến một số kênh trú ẩn an toàn hơn.
- Đối với các công ty, tập đoàn lớn: suy thoái xảy ra, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu làm vốn hóa công ty giảm mạnh khiến việc vận hành công ty khó khăn hơn…dẫn đến việc công ty cắt giảm chi phí như sa thải nhân công … một số công ty có thể bị phá sản.
Phần kết
Bear Market diễn ra kéo theo nhiều tác động, thị trường tài chính luôn diễn ra những điều bất ngờ khiến cho nhà đầu tư phải tập quen và thích nghi với nó. Tác động của thị trường gấu ảnh hưởng không nhỏ đến cả người chơi và nền kinh tế. Nhà đầu tư nên tỉnh táo trước những tình huống bất ngờ và có chiến lược phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho mình.